Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Trọng Thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Trọng Thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Thơ ngụ ngôn - Nguyễn Trọng Thuật

1. CON VE CON BỌ NGỰA CON CHIM CHÍCH VÀ CÁI HỐ SÂU
2. THẦN SÔNG VỚI THẦN BỂ  
3. CON BỌ NGỰA VỚI CÁI BÁNH XE
4. LÃO NGƯỜI NƯỚC TỐNG VỚI RUỘNG LÚA 
5. THẰNG ĂN CẮP GÀ
6. ANH CHÀNG NƯỚC TỀ VỚI HAI NGƯỜI VỢ
7. CON TRAI VỚI CON CÒ
8. NGƯỜI BIỆN TRANG VỚI HAI CON HỔ
9. ÔNG LÃO TRÊN CỬA ẢI VỚI CON NGỰA
10. HỘI NGHỊ SÚC VẬT
11. CON VE VỚI CON NHẶNG
12. THẦY GIÁO VÀ CẬU GIÁP
13. HAI MẸ CON VỚI MIẾNG SẮT
14. ĐẦU ĐUÔI CON RẮN
15. CON KIẾN
16. NGƯỜI BUÔN CHĂN 
17. NGƯỜI MƯỜNG VÀ CON BÊ
18. SƯ TỬ VÀ CON CHIM NON
19. PHƯỜNG CHÈO VÀ VỢ
20. LƯỠI CẦY VÀ LƯỠI DAO GĂM
21. CÁ MỰC VÀ CÁ TRÍCH
22. GẠCH VÀ NGÓI
23. DIỀU VÀ GIÓ
24. LỆNH CHÚA ÔN
25. ĐẦM VÀ SÔNG
26. VỢ CHỒNG CÓC
27. NGƯỜI SĂN PHƯỢNG HOÀNG
28. NGỰA VÀ KIẾN
29. TRE VÀ TRÚC
30. HỒNG VÀ BÀNG
31. MÁY BAY VÀ ĐÀN NHẠN
32. LỬA VÀ GIÓ
33. THỊT VÀ XƯƠNG
34. MÈO CÁI GIÀ ĐEO CHUỖI TRÀNG HẠT 
35. CON MỐI VÀ CON KIẾN  
36. CON KÉT
37. CON ẾCH
38. LẤY THÚNG ÚP VOI
39. CHIM CHÍCH VỚI BỒ NÔNG

I. Ngụ ngôn cổ Trung Hoa và Việt Nam - Nguyễn Trọng Thuật 

1. CON VE CON BỌ NGỰA CON CHIM CHÍCH VÀ CÁI HỐ SÂU
(Ngô Việt Xuân Thu)

Vua Phù Sai nước Ngô ngày trước,
Hay đem binh đi cướp nước người,
Vậy nên thái-tử can ngài,
Diễn ra một kịch mượn lời can khuyên 
Tay cầm nỏ áo xiêm lấm ướt,
Từ ngoài vườn dảo bước vào đền. 
Vua cha bèn hỏi sự-duyên,
Thái tử đem việc tâu lên bệ rằng : 
“Con vừa mới ở trong vườn nọ
Cảm một điều cũng có nghĩa hay :
Con ve đậu ở cành cây
Ngâm-nga tự-đắc chốn này đã yên.
Con bọ-ngựa giơ liền rón-rén,
Nấp cành bên chực chém chết ve.
Bọ ngựa có ý xun-xoe,
Hay đâu chim chích nhằm-nhè sau lưng.
Chim chích đứng không từng động cựa,
Định mổ con bọ ngựa nuốt phăng,
Ngờ đâu lại có hạ thần,
Nấp xa giương nỏ đang nhằm bắn chim.
Hạ thần mải không nhìn sau trước,
Cái hố sâu nhỡ trượt chân vào.
Ướt xiêm lấm cả áo bào,
Vội vàng vác nỏ chạy nhào về đây.”
Vua cha phán : “Ấy mày thật dại,
Tham lời không nghĩ hại về sau.” 
Phán thôi Thái-tử liền tâu : 
“Ở đời cái dại biết đâu là chừng.
Kìa nước Lỗ lễ-văn nho giáo,
Nước Tề toan cường-bạo diệt đi;
Ngờ đâu Ngô đến tức thì,
Đánh Tề những muốn thu về nước Ngô.
Nay nước Vệ là thù bên cạnh,
Không đánh Ngô mộ lính đi đâu ? 
Đó là lợi trước hại sau,
Ở đời cái dại biết đâu là chừng.”
Vua cha quở : “Xí ! thằng ương dở,
Đừng lắm lời để lỡ việc ta.”
Tạ từ Thái-tử lui ra,
Không lâu câu chuyện ấy mà nghiệm ngay.