Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Bạch Cư Dị



Bạch Cư Dị - 白居易
Trung Đường

Bạch Cư Dị tự là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ. Sinh vào năm thứ 7 niên hiệu Đại Lịch, đời Đường Đại Tông; mất vào năm thứ 6 niên hiệu Hội Xương, đời Đường Vũ Tông. Cùng tuổi với Lưu Vũ Tích, kém Hàn Dũ bốn tuổi, hơn Liễu Tông Nguyên một tuổi, Nguyên Chẩn bảy tuổị

Theo lời Bạch Cư Dị, ông là dòng dõi của tướng Bạch Khởi đời Tần, người phủ Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây). Đến đời tằng tổ là Bạch Ôn, mới dời sang Thiểm Tây, phía nam sông Vị; Ông sinh tại huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam.

Qua tờ thư Bạch Cư Dị gởi cho Nguyên Chẩn, người ta biết rằng ông có tư chất thông minh từ nhỏ: lúc mới sáu bảy tháng, tuy chưa nói được, nhưng đã nhận biết được các chữ "chi", "vô"; lúc năm sáu tuổi, đã học làm thơ, lên bảy tuổi, hiểu được thanh vận.

Thiếu thời, cùng gia đình ở Từ Châu (tỉnh Hà Nam), sau vì tránh loạn dời sang vùng Giang, Chiết. Năm 16 tuổi, mới đến Trường An. Lúc này, Bạch Cư Dị đã làm nhiều thơ văn. Ông đến yết kiến quan trước tác lang Cố Huống. Cố Huống chưa từng biết ông, nhân thấy tên ông là "Cư Dị" (ở dễ), nói đùa rằng: "Trường An ở không dễ đâu". Đến khi đọc hai câu trong bài "Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt": Dã hỏa thiêu bất tận, Xuân phong xuy hựu sinh (Lữa đồn đốt không hết; gió xuân thổi lại sinh), thì Cố Huống rất mực tán thưởng.

Đến lúc này, Bạch Cư Dị mới biết có khoa thi tiến sĩ. Từ đó ông chuyên cần học tập, "sáng làm phú, tối đọc sách, rồi lại làm thơ, không nghĩ đến ngủ, đến nổi miệng lưỡi mọc mụn, da tay dày cộp; đã lớn tuổi mà da thịt không được đầy đặn, chưa già nua mà răng đã long, tóc đã bạc".

Trong thời Trinh Nguyên, đời Đường Đức Tông, năm 28 tuổi, Bạch Cư Dị thi đậu tiến sĩ. Năm sau lại cùng Nguyên Chẩn thi đậu khoa Bạt tụy, rồi cùng được bổ làm hiệu thư lang tại bí thư tỉnh. Ít lâu sau, Bạch Cư Dị đổi ra làm huyện úy tại Trừu Trất tỉnh Sơn Tây; còn Nguyên Chẩn làm đến chức gián quan. Nguyên Chẩn và Lý Thán viết "Oanh Oanh truyện" và "Oanh Oanh ca"; còn Bạch Cư Dị và Trần Hồng thì làm ra "Trường Hận ca" và "Trường Hận truyện". Sau này Bạch Phác đời Nguyên dựa vào hai tác phẩm này, soạn ra vở tạp kịch "Đường Minh Hoàng thu dạ ngô đồng vũ".

Năm 807 (Nguyên Hòa thứ 2), Đường Hiến Tông triệu Bạch Cư Dị về kinh, phong làm Hàn Lâm học sĩ. Năm sau, lại phong làm tả thập di (gián quan). Lúc này Nguyên Chẩn đã thăng đến chức giám sát ngự sử. Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn thường cùng nhau xướng họa, và sáng tạo các bài tân nhạc phủ. Mười bài "Tần trung ngâm", và năm chục bài "Tân nhạc phủ" của Bạch Cư Dị đều được làm ra trong thời kỳ nàỵ Đó là những bài thơ phúng dụ, mà ông nói rằng:""vì vua, vì bề tôi, vì dân,v ì vật, vì sự mà làm ra, chứ không phải vì văn mà làm".

Trong khi làm gián quan, tính ông cương trực, mỗi khi dâng sớ bàn việc, thường làm phật lòng vua và các vị đại thần ... Một lần vua Hiến Tông định dùng hoạn quan làm chức chế quân thống lĩnh, ông cực lực can ngăn không được, lại bị vua giận, may mà không bị tội; Khi Nguyên Chẩn bị biếm, ông có vì bạn dâng sớ tâu xin, nhưng không có hiệu quả.

Năm 810, vì có mẹ già, nhà nghèo, Bạch Cư Dị tự xin đổi chức, được bổ ra làm hộ tào tham quân tại Kinh Triệu (thuộc Thiểm Tây). Năm sau, thân mẫu mất.

Năm 814, Bạch Cư Dị được triệu về kinh, phong làm chức Thái tử tả tán thiện đại phụ Gặp lúc phiên trấn có loạn, một số hoạn quan câu kết ám sát tể tướng Vũ nguyên Hành. Ông dâng sớ xin bắt thích khách. Vì việc này ông bị các đại thần hạch tội, và bị biếm ra làm thứ sử ở vùng ngoài sông Trường giang. Ông chưa đi đến nhiệm sở, thì lại có người đặt lời rao mưu hại nói rằng: trong khi mẹ nhân xem hoa mà té giếng chết, ông lại làm thơ "Thưởng hoa" và "Tân Tỉnh" (giếng mới), tổn thương đến danh giáọ Vì thế, ông bị biếm làm tư mã Giang Châu (huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây). Tại đây, ông cất thảo đường ở dưới ngọn Hương Lô, núi Lư Sơn. Trong thời kỳ này, Bạch Cư Dị được hai tác phẩm nổi tiếng: bức thơ gởi cho Nguyên Cửu (Đữ Nguyên Cửu thư) và bài thơ trường thiên "Tỳ bà hành".

"Dữ Nguyên Cửu thư" là một bài phê bình văn nghệ, trong dó Bạch Cư Dị trình bày quan niệm của ông về sáng tác thơ văn. Theo ông, văn chương phải phản ảnh thời đại, bộc lộ hiện thực: "Làm văn chương phải cho hợp với thời đại; làm thơ ca phải cho hợp với sự việc". Còn "Tỳ bà hành" là bài thơ dài, trong đó ông mược câu chuyện của người thương phụ bến Tầm dương để tả niềm thương cảm của mình ở nơi đất trích.

Năm 818, Bạch Cư Dị dời đi giữ chức thứ sử tại Trung Châu (thuộc Tứ Xuyên). Năm sau được đổi về kinh. Rồi được thăng làm chức chủ kháchlang trung tri chế cáo (820). Lúc này, Nguyên Chẩn cũng được triệu hồi và làm chức ấỵ

Năm 821, (Trường Khánh nguyên niên, đời Đường Mục Tông), Bạch Cư Dị đổi làm chức Trung thư xá nhân. Vì dâng sớ không được toại ý, ông lại tự xin đổi ra ngoàị Năm sau, được đổi ra làm thứ sử Hàng Châu (tỉnh Chiết giang). Hết hạn, được bổ làm chức Thái tử tả thứ tử làm việc tại Đông đô (Lạc dương).

Trong thời Bảo Lịch (825) đời Kính Tông, lại đổi ra làm thứ sử Tô châu (tỉnh Giang tô).

Khi Văn tông lên ngôi (827), ông được triệu về kinh, giữ chức bí thư giám. Năm sau, chuyển làm hình bộ thị lang, phong tước Tấn dương huyện nam, được hưởng thực ấp 300 hộ

Năm 829, ông xưng bệnh, xin về đông; được phong làm Thái tử tân khách. Tại Lạc dương, ông mua nhà, đào ao, dựng quán, có gia kỹ Phàn Tố Man giỏi ca vũ, có hòn núi Thái hồ, chim hạc Hoa đình, sống những ngày thảnh thơi, đầy đủ (theo bài tựa Trì thượng thiên).

Năm 836 (Khai thành nguyên niên), đổi ra làm thứ sử Đông châu (tỉnh Thiểm Tây), nhưng ông xưng bệnh, không đi tựu chức. Ít lâu sau, được đổi làm Thái tử thiếu phó, tiến phong tước Phùng Dực huyện khai quốc hầụ

Năm 845 (Hội Xương thứ 5, đời Đường Vũ Tông), ông về hưu với hàm Hình bộ thượng thự Ông từng nói là "lòng nơi Thích Phạn, chân chốn Lão Trang". Lúc vãn niên, kết bạn với nhà sư Như Mãn, ở núi Hương sơn, tự xưng là Hương sơn cư sĩ (núi Hương sơn ở phía đông núi Long Môn, huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam).

Bạch Cư Dị mất vào năm 846, thọ 75 tuổị (theo Tân Đường thư và bài mộ chí của Lý thương Ẩn). Tác phẩm để lại gồm 3840 bài thơ văn.