登 幽 州 臺 歌
前 不 見 古 人
後 不 見 來 者
念 天 地 之 悠 悠
獨 愴 然 而 涕 下
陳 子 昂
ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
Chú thích :
U Châu: bây giờ là Bắc Kinh
Dịch nghĩa :
Hai câu đầu chỉ thời gian, câu tiếp chỉ không gian, câu cuối chỉ chính mình. Trong khoảng thời gian và không gian bao la vô tận mà thi nhân đã cảm xúc ở lúc đó, thì còn biết gì hơn là rơi nước mắt. Khóc cho thân phận bé nhỏ ? Có lẽ không. Khóc cho tâm tình độc nhất vô nhị của mình thì đúng hơn. Khóc không có ý nghĩa thường của thất tình, mà mang ý nghĩa của nhận chân, của trực giác nhìn thấy trong một mảy may nào đó vị trí của mình trong vũ trụ (thời gian và không gian)
Vương Vận Hy: Bài thơ ngắn ngủi "Đăng U Châu đài ca" này, bởi vì biểu hiện sâu đậm nổi lòng của thi nhân, có tài mà không được dùng, tịch mịch và chán nản, ngôn ngữ sắc sảo mạnh mẻ hùng dũng, nhiều nhiễm tính lực, mà đã trở thành một bài thơ danh tiếng từ trước đến naỵ
Trần tử Ngang là một văn nhân có kiến thức cũng như tài năng về chính trị. Ông nói thẳng và dám can gián, đối với nền chính trị không thiếu chuyện tệ hại dưới thời Vũ hậu, ông thường thường đưa ra những ý kiến phê bình, không được Vũ hậu tiếp nhận, mà trái lại còn bị liên hệ tội trạng khác, bị hạ ngục. Hoài bảo chính trị không được thực hiện, ngược lại còn bị đả kích, làm cho ông trong lòng ôm mối sầu muộn. Năm đầu Vạn tuế Thông Thiên, Vũ Tắc Thiên (696), bọn Khất Đan là Lý Tận Trung, Tôn Vạn Vinh công hãm Lư châu, Vũ tắc Thiên sai Vũ chính Nghi đem quân đi chinh thảọ Trần tử Ngang theo Vũ đảm nhiệm chức tham mưụ Vũ là người nhẹ dạ, thiếu mưu lược. Năm sau bị bại trận, tình thế khẩn cấp, Trần tử Ngang thỉnh cầu đem một vạn quân làm tiền khu tấn công, Vũ không cho; Sau đó, Trần tử Ngang lại tiến ngôn lên Vũ, không nghe, ngược lại còn giáng chức ông xuống làm quân tàọ Thi nhân bị liên tiếp mấy lần trắc trở, mắt nhìn nguyện vọng giúp nước trở thành bọt bèo, do đó mà lên Tô bắc lâu (tức là U châu đài, bây giờ là phố Bắc kinh), khẳng khái bi ngâm, viết xuống bài "Đăng U châu đài ca" với bài "Tô khưu lãm cổ tặng Nghiêm cư sĩ Tàng Dụng thất thủ".
"Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả". Cổ nhân ở đây chỉ thời cổ những bậc quân chủ thánh minh, biết lễ hiền hạ sĩ. "Tô khưu lãm cổ tặng Nghiêm cư sĩ Tàng Dụng thất thủ" và "Đăng U châu đài ca" là tác phẩm cùng làm một lúc, nội dung có thể chứng nghiệm. "Tô khưu lãm cổ" bảy bài, đối với những sự tích lịch sử thời Chiến quốc Yên chiếu Vương lễ ngộ Nhạc Nghị, Yên thái tử Đan lễ ngộ Điền Quang, rất lấy làm hâm mộ vô cùng. Tuy nhiên, cở như Yên Chiếu Vương những bậc hiền quân thời trước, đã không được gặp rồi, những bậc hiền chúa trong tương lai cũng không được có dịp mà gặp, mình thật là sinh không nhằm thời, lúc lên đài nhìn ra xa xa, chỉ thấy vũ trụ mang mang, trời dài đất mãi, tự nhiên cảm thấy cô đơn tịch mịch, buồn từ trong lòng buồn ra, rưng rưng lệ rơị Bài thơ lấy âm điệu khẳng khái bi lương, biểu hiện cảnh ngộ thất ý cùng nổi lòng tịch mịch sầu muộn của thi nhân. Loại tình cảm này thường thường các nhân sĩ ôm tài không được tri ngộ của xã hội thời trước đều có, do đó mà bài thơ được phổ biến, được nhiều người ngâm
Bài thơ này trên phương diện nghệ thuật cũng rất là xuất sắc. Hai câu đầu tới là tương lai, sau là quá khứ, tả ra dòng thời gian dài triền miên. Câu thứ ba, lên lầu nhìn ra xa xa, tả ra không gian mênh mông vô cùng. Tại bối cảnh mênh mông vô hạn ấy, câu thứ tư miêu họa ra tình tứ của thi nhân, bi ai, khổ muộn, cô đơn, tịch mịch, hai bên chiếu nhau, đập mạnh vào tình cảm người đọc. Ngâm lên bài thơ, chúng ta có thể cảm thụ sâu xa đến nổi buồn thê lương mà bi tráng, trước mặt phảng phất hiện ra một bức họa đồ vẻ cảnh hoang dã bình nguyên mênh mang, mà ở trước cảnh đó, sừng sững một hình ảnh thi nhân, ôm một hoài bảo lớn lao, chỉ vì không có đường lộ để tiến thân ra giúp nước mà cảm thấy nổi cô độc bi thương
Trên phương diện dùng từ, làm chữ, bài thơ này bị ảnh hưởng cực kỳ thâm sâu từ bài Sở từ, thiên "Viễn Du". Viễn Du có câu:
Duy thiên địa chi vô cùng hề
(Chỉ có trời đất là vô cùng nhĩ)
Ai nhân sinh chi trường cần
(Thương kiếp người mãi cần khổ)
Vãng giả dư phất năng cập hề
(Người đã qua ta không theo kịp)
Lai giả ngô bất văn
(Người sắp đến ta không được nghe)
Bài "Đăng U châu đài ca" lời từ đó mà hóa ra, nhưng ý và cảnh lại càng mênh mang, mạnh mẻ hùng hồn.
Hai câu trên âm điệu cấp xúc, chuyển đạt cảm tưởng của thi nhân, sinh ra không gặp thời, ôm mối bất bình trong lòng. Hai câu sau tăng lên một chữ đệm ở giữa ("chi" và "nhi"), thêm một chữ nữa, mà âm điệu do đó từ từ trôi thong thả, biểu hiện một cảm giác "không biết làm sao hơn", cất tiếng than dài dằng dặc. Toàn bài, cú pháp trước sau dài ngắc không đều, âm tiết thun giản, biến hóa, hổ tương phối hợp, tăng cường nghệ thuật nhiễm tính lực
1. Phía trước không thấy người xưa
2. Phía sau không thấy người sinh ra
3. Nghĩ đến trời đất bao la vô cùng
4. Một mình cảm xúc rơi lệ
Dịch thơ : Trần Trọng San
Ngoảnh lại trước người xưa vắng vẻ
Trông về sau quạnh quẻ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan
Dịch thơ : Trần Trọng Kim
Trước chẳng thấy người xưa
Sau chẳng thấy ai cả
Ngẫm trời đất rộng mênh mông
Lòng đau xót lệ tầm tả
Dịch thơ : Khương Hữu Dụng
Trước chẳng thấy người xưa
Sau chẳng thấy người tới
Gẫm trời đất vô cùng
Riêng bùi ngùi lệ chảy
Witter Bynner :
Where, before me, are the ages that have gonẻ
And where, behind me, are the coming generations?
I think of heaven and earth, without limit, without end,
And I am all alone and my tears fall down.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét