Trong một bài thơ bất kỳ thể loại nào, ngũ ngôn, thất ngôn, bát ngôn, hoặc thơ tự do , người viết khéo tay đều có thể chêm vào một hoặc hai cặp câu thơ Lục bát , đó là hình thức Lục bát đan xen, hoặc lục bát xen kẽ , tạo nên một hiệu ứng mênh mang buồn, do cái âm hưởng ca dao, dân ca mà thơ lục bát đem lại .
Ở bất cứ chỗ nào đều có thể đan xen lục bát, chỉ có một vấn đề là lúc nào thì chêm vào, và chêm vào như thế nào để đạt được hiệu ứng mênh mang buồn ấy mà thôi . Điều này chỉ có “quá trình lăn lóc với thơ của người viết” mới giúp xác định được có nên không mà thôi
Nếu cặp lục bát thêm vào nằm ở cuối bài thì đó là hình thức “Lục bát kết bài” , hoặc “Lục bát kết” . Mượn một hoặc hai cặp thơ lục bát để kết thúc một bài thơ thuộc các thể loại khác
Dưới đây là các thí dụ :
Thí dụ 1 : KHÚC CA PHẠM THÁI (Vũ Hoàng Chương)
Ta, tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm
Ta, anh hùng hề, sự nghiệp có đầy đôi mắt Trương Quỳnh Như ?
Chí nhỏ lòng kiêu đổ thừa vận rủi
Tài sơ sức mỏi trách bấy thời cơ
Lòng miên man uống mãi rượu giang hồ
Nâng chén lửa đốt tàn dần năm tháng
Hồn chua cay những đêm trường bốc cháy
Ngựa ngông cuồng khua gót nhớ quan san
Trời mưa buồn hay lệ nhỏ nhân gian
Men ứa lạnh trên đầu tay giá buốt
Chợp năm canh gà hề, tóc hồ điểm bạc
Thù nhà chưa trả hề, nợ nước vai mang
Thẹn mặt làm ngơ hề, tủi thân hồ hải
Gục đầu lên gươm hề, máu đổ chứa chan
Ta là sao tinh đẩu
Cao vút trời cô đơn
Sáng không đủ soi đường cho người hề, đêm chưa đành tắt
Một mình ta với lòng ta hề, bão táp không nguôi
Biển động bốn phương hề, sóng đau gào thét
Giấc mơ thù hận hề, máu đổ tay người
Cơn say dở khóc dở cười
Thành nghiêng núi lở đất trời là đâu ?
Chuông run đã giục tinh cầu
Em ơi thức dậy nghe sầu vào thơ
Ta yêu nàng ư ?
Ta giết nàng ư ?
Ta thương nàng ư ?
Ta khóc rồi ư ?
Quỳnh Như ơi
Quỳnh Như ơi
Tóc nàng thơm làm hồn ta ngây ngất
Mắt nàng là đèn hoa soi sáng lòng ta
Gót hương trầm dáng kiêu thơm dịu ngọt
Xiêm y nồng nàn gót nhỏ búp tiên nga
Nàng là thơ, ta là rượu mê hoa
Trời nâng giấc ban ân đầy xuân mới
Ta nhớ nàng điên cuồng lên tiếng gọi
Quỳnh Như ơi
Quỳnh Như ơi
Ai đội mồ nàng lên
Thơ nàng buồn thành những chiếc gai êm
Mọc lên giữa linh hồn ta sầu tủi
Mây ngũ sắc kết nên lầu ngóng đợi
Sao Ngân Hà mở hội đón em đi
Thuyền trăng đây ta xin chở em về
Trong lưng chén long lanh chừ đau lạnh môi tê
Quỳnh Như ơi
Quỳnh Như ơi
Môi nàng là mật đắng
Tóc nàng là bão đau
Mắt nàng là mộ tối
Hồn ta là đêm sâu
..... (quên mất một đoạn).......
Rát mặt anh hùng hề, nàng là gió mát
Chuông kinh cầu nguyện hề, lời đầy tên nàng
Heo may đã nổi đá vàng
Buồn xưa chừng cũng động ngàn bay xa
Mộ nàng bao cỏ úa
Lòng ta bấy xót xa
Rưng rưng chén nhỏ trào tâm sự
Ta thương nàng, hay ta thương ta ???
Thí dụ 2 : TÌNH NGHÈO (Hồ Hán Sơn)
Nhớ thuở
Anh cày thuê
Em chăn trâu
Gánh nước dưới cầu
Gặp nhau
Một cỗ trầu cau
Nên đôi chồng vợ
Túp lều tre nứa
Dựng cuối vườn làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chày tre cối đất rộn ràng thâu canh
Thế rồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai màu mỡ
Ai không tiếc ruộng, tiếc đồng ?
Đường quê thiên hạ tiễn chồng
Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
Làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chày tre nhịp nhàng
Thế rồi,
Giặc chết trên ngàn
Giặc tan ngoài bể
Nhớ lời em nhé
Về chốn làng quê
Dù không may
Anh cứ về
Ai cười người đuổi giặc
Ai ghét kẻ thương binh ?
Còn làng , còn nước, còn anh
Còn đồng, còn ruộng, còn tình lứa đôi
Em vui,
Nước nhà độc lập
Đường quê tấp nập
Trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chày xe cối máy rộn ràng hơn xưa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét