Một người làm một bài xướng lên, một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại ( phản đề ) :
I-BÀI TOÁN KẾT HỢP THƠ LỤC BÁT & THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT :
Thơ Lục Bát (LB) là một đỉnh cao trong thi ca Việt Nam, còn Thất ngôn Bát cú Đường luật (TNBCDL) cũng là một đỉnh cao trong thi ca Trung Quốc. Hai thể loại thơ này có nhiều điểm đặc sắc, hoàn toàn khác biệt với nhau
Trong tất cả các dạng biến thể của thơ Lục bát, có thể nói rằng chính Song Thất Lục Bát (STLB/7768) là thể loại biến thể quan trọng nhất, đã tách rời khỏi thể loại gốc, hình thành một thể thơ riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, với các đặc trưng chủ yếu như hào hùng, bi thiết, trữ tình, lãng mạn, không thua kém gì thơ Lục bát, thậm chí tính hào hùng có thể nói là hơn hẳn thơ Lục bát nữa.
Trong một bài thơ bất kỳ thể loại nào, ngũ ngôn, thất ngôn, bát ngôn, hoặc thơ tự do , người viết khéo tay đều có thể chêm vào một hoặc hai cặp câu thơ Lục bát , đó là hình thức Lục bát đan xen, hoặc lục bát xen kẽ , tạo nên một hiệu ứng mênh mang buồn, do cái âm hưởng ca dao, dân ca mà thơ lục bát đem lại .
Từ lâu, thơ Lục bát hầu như tất cả đều là vần bằng.
Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những thí dụ về Lục bát trắc vận trong kho tàng ca dao Việt Nam, đặc biệt là ca dao phương Nam. Mới nghe qua thấy có vẻ kỳ quặc, nhưng quả thật là có thứ Lục bát vần Trắc thật :
Lục bát thêm vào (còn được gọi đùa vắn tắt là Lục bát More; chữ More nghĩa là thêm vào...) là một thể loại “thật tưởng như đùa, đùa y như thật”, xuất phát từ Lục bát chính thể, hình thành bằng cách “thêm vào” mỗi câu một, hai, ba chữ nữa. Thể loại này thường thấy trong ca dao hơn cả .
Trong phần mở đầu của Thơ Lục bát (ở phần I) ta đã biết là Lục bát chính thể luôn luôn tuân thủ luật “Tứ Trắc Lục Bằng” trong câu 8. (Câu 6 được tự do, linh động hơn, có thể không theo luật này)