Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Bài 4 - Lục bát biến thể âm vận (Lục bát Bút Tre) - Hàn Sĩ Nguyên

1-Nhắc lại về luật Phù Trầm : 

+Trong câu 8, nếu chữ thứ 6 là Phù bình thanh (không dấu), thì chữ thứ 8 phải là Trầm bình thanh (dấu huyền) 

Thí dụ : 

Trải qua một cuộc bể dâu 
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn LÒNG 

+Ngược lại nếu chữ thứ 6 là Trầm bình thanh (dấu huyền), thì chữ thứ 8 bắt buộc phải là Phù bình thanh (không dấu) 

Thí dụ 

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm, liễu HỜN kém XANH 

2-Lục bát biến thể âm vận 

Còn được gọi ngắn gọn là Lục bát Bút Tre, do nhà thơ Bút Tre đi tiên phong. Thể loại này có được bằng hình thức “phá cách” về âm vận, trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ luật “Phù Trầm”. Cụ thể là : 
-Vẫn tuân thủ chặt chẽ luật phù trầm 
-Các âm trắc có thể linh động thay thế bằng âm bằng tiệm cận với nó 

Hiệu quả : Đạt được tính trào phúng, khôi hài cao độ nếu sử dụng một cách tinh tế, thâm thuý, hài hoà. 
Thí dụ : Trích từ thơ dân gian-Tác giả Khuyết danh 

Đứng xa cứ tưởng ta già 
Lại gần mới biết vẫn là ... trẻ ... khô 
Mắt HI, môi sứt, mặt RÔ (hí / rỗ) 
Cô ơi tui chỉ hơn cô mấy TUỒI (tuổi) 

Thuyền đi ngược, nước chảy xuôi 
Trăm năm nhớ mãi cái BUÔI ban đầu (buổi) 

Chồng bà mới chết hôm qua 
Vừa NĂN, vừa khóc, vừa XÒA, vừa rên (nắn / xoa) 

Ý câu này bề ngoài là “vừa lăn, vừa khóc, vừa xõa tóc, vừa rên la” vì... thương chồng, nhưng lại bao hàm một ý ngầm “nắn / xoa” vừa tinh tế, vừa thâm thúy, cười người phụ nữ bị mất ... một món ... đồ chơi !!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét