Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Bài 3 - Lục bát thêm vào - Hàn Sĩ Nguyên

Lục bát thêm vào (còn được gọi đùa vắn tắt là Lục bát More; chữ More nghĩa là thêm vào...) là một thể loại “thật tưởng như đùa, đùa y như thật”, xuất phát từ Lục bát chính thể, hình thành bằng cách “thêm vào” mỗi câu một, hai, ba chữ nữa. Thể loại này thường thấy trong ca dao hơn cả . 

Thí dụ 1: Thử so sánh hai câu sau đây 

+Lục bát chính thể : 

Yêu nhau MẤY núi cũng trèo 
MẤY sông cũng lội, MẤY đèo cũng qua 

+Lục bát biến thể “thêm vào” : Thơ 6/8 thành thơ 7/10 ! 

Yêu nhau TAM TỨ núi cũng trèo 
NGŨ LỤC sông cũng lội, THẤT BÁT đèo cũng qua 

Hoặc : 

Yêu nhau BA BỐN núi cũng trèo 
NĂM SÁU sông cũng lội, BẢY TÁM đèo cũng qua 

Thí dụ 2 : 

+Lục bát chính thể : 

Em nhỏ thó, có duyên NGẦM 
Khiến anh thương trộm nhớ THẦM bấy nay 

+Lục bát biến thể “Tứ bằng lục trắc” 

Em nhỏ thó, có duyên NGẦM 
Anh phải lòng THẦM đã bấy lâu nay 

+Lục bát More “Tứ bằng lục trắc” : 

(Thấy) em nhỏ thó (lại) có duyên NGẦM 
Anh phải lòng THẦM đã bấy lâu nay 

+Lục bát More ngắt câu : 

Thấy em nhỏ thó, 
Lại có duyên NGẦM 
Anh phải lòng THẦM đã bấy lâu na

Thí dụ 3 : 

+Lục bát chính thể : 

Bước ngang nhà má tôi QUỲ 
Vì thương con má sá GÌ thân tôi 

+Lục bát More : 

Bước ngang nhà má, tay tôi xá, cẳng tôi QUỲ 
Vì thương con má sá GÌ thân tôi 

+Lục bát More biến thể ngắt câu : 

Bước ngang nhà má 
Tay tôi xá 
Cẳng tôi QUỲ 
Vì thương con má sá GÌ thân tôi 

Rõ ràng là nhờ “thêm mắm dặm muối” mà Lục bát thêm vào nghe đã tai, hay hơn hẳn Lục bát chính thống vậy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét