Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Chó sói và mèo

Chó sói và mèo - Волк и Кот

Волк из лесу в деревню забежал, 
Не в гости, но живот спасая; 
За шкуру он свою дрожал: 
Охотники за ним гнались и гончих стая. 
Он рад бы в первые тут шмыгнуть ворота, 
Да то лишь горе, 
Что все ворота на запоре. 
Вот видит Волк мой на заборе 
Кота 
И молит: «Васенька, мой друг! скажи скорее, 
Кто здесь из мужичков добрее, 
Чтобы укрыть меня от злых моих врагов? 
Ты слышишь лай собак и страшный звук рогов! 
Всё это ведь за мной».— «Проси скорей Степана; 
Мужик предобрый он», Кот-Васька говорит. 
«То так; да у него я ободрал барана».— 
«Ну, попытайся ж у Демьяна».— 
«Боюсь, что на меня и он сердит: 
Я у него унес козленка».— 
«Беги ж, вон там живет Трофим».— 
«К Трофиму? Нет, боюсь и встретиться я с ним: 
Он на меня с весны грозится за ягненка!» — 
«Ну, плохо ж!— Но авось тебя укроет Клим!» — 
«Ох, Вася, у него зарезал я теленка!» — 
«Что вижу, кум! Ты всем в деревне насолил», 
Сказал тут Васька Волку: 
«Какую ж ты себе защиту здесь сулил? 

Нет, в наших мужичках не столько мало толку, 
Чтоб на свою беду тебя спасли они. 
И правы,— сам себя вини: 
Что ты посеял — то и жни».

Bản dịch : Hồ Quốc Vỹ

Chó sói bị thợ săn truy đuổi 
Chạy về làng chẳng đợi ai mời 
Run như cầy sấy hết hơi 
Thấy một cửa hé cúp đuôi lẻn vào 

Bầy chó dữ ào ào đuổi cắn 
Các thợ săn súng ngắn súng dài 
Chui xuống đất, sói chẳng tài 
Hàng rào thì khít, cửa cài chặt then 

Bỗng nhìn thấy mèo đen liền tán: 
Mèo đen ơi, người bạn thảo hiền 
Họ săn tôi, đuổi như điên 
Phen này khó thoát, biết phiền nhờ ai? 
Bạn hãy chỉ tên vài người tốt 
Bụng khoan dung, bọc lót cho tôi 

Mèo rằng: Người tốt trên đời 
Stêpan là một, anh thời hỏi xem 

- Ô, tuần trước, một đêm trời tối 
Tôi cắp cừu, lão đuổi suýt toi 
- Thế thì chỉ có Klim thôi 
- Hắn còn nhớ chuyện, tôi lôi mất cừu 
- Thế Trôphim? 
- Lão mưu độc ác 
Định bẫy tôi khi vác con bê 

Mèo rằng: Anh quả gớm ghê 
Nhà ai cũng trộm, chẳng chê cửa nào 
Bây giờ dù có tế sao 
Người ta nhớ mặt, ai vào cứu anh 
Thôi thì hãy tự trách mình 
Gieo gió gặt bão đã thành phương ngôn

(Nguồn: Truyện ngụ ngôn Krưlov, NXB Văn học, 2000)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét