Chó bị cắt tai - Le chien à qui on a coupé les oreilles
Qu'ai-je fait pour me voir ainsi
Mutilé par mon propre maître?
Le bel état où me voici!
Devant les autres Chiens oserai-je paraître?
O rois des animaux, ou plutôt leurs tyrans,
Qui vous ferait choses pareilles?
Ainsi criait Mouflar, jeune dogue; et les gens
Peu touchés de ses cris douloureux et perçants,
Venaient de lui couper sans pitié les oreilles.
Mouflar y croyait perdre; il vit avec le temps
Qu'il y gagnait beaucoup; car étant de nature
A piller ses pareils, mainte mésaventure
L'aurait fait retourner chez lui
Avec cette partie en cent lieux altérée:
Chien hargneux a toujours l'oreille déchirée.
Le moins qu'on peut laisser de prise aux dents d'autrui
C'est le mieux. Quand on n'a qu'un endroit à défendre,
On le munit de peur d'esclandre:
Témoin maître Mouflar armé d'un gorgerin,
Du reste ayant d'oreille autant que sur ma main;
Un Loup n'eût su par où le prendre.
Bản dịch : Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện
"Tôi đâu có tội tình gì
Tai tôi sao chủ xẻo đi thế này?
Hình dung trơ trẽn quái thay
Mặt mày còn dám phơi bày với ai
Chúa tể loài vật tôi ơi!
Ai dám hành xử vơi ngài vậy không?"
Chó ta than vãn khóc ròng
Nhưng người chẳng để chút lòng xót vay
Nó tưởng thiệt hại lắm thay
Thời gian cho thấy nó sai lầm rồi
Mất tai là cái lợi hay
Vì thường nó vẫn cùng loài cắn nhau
Chắc rồi tai cũng rách sâu
Chó hay cắn lộn tai đâu có lành
Địch càng ít chỗ tấn công
Càng dễ phòng thủ, ta không nao lòng
Cổ chó chủ đã đeo vòng
Đinh dài nhọn hoắt. Chó không tai nào
Sói còn biết cắn vào đâu
(Nguồn: Ngụ ngôn La Fontaine, NXB Tân Văn, 1992)
Bản dịch : Nguyễn Văn Vĩnh
Chẳng hay tôi có tội gì
Mà người đem xẻo tai đi thế này?
Hình dung trơ trẽn, ô hay!
Mặt này thôi dám từ rày nhìn ai?
Giống người tàn bạo kia ơi!
Đang tay độc địa cùng tôi làm gì?
Chó xù kêu vậy một khi
Thì ra chủ cắt tai đi mất rồi
Xù kia đã tưởng thiệt thòi
Rồi ra mới biết cụt tai lợi nhiều
Xưa nay xù vốn tiếng liều
Cướp đường để chúng chạy theo đuổi cùng
Hai tai thường rách tứ tung
Hay gì cái bướu lòng thòng đôi bên
Ở đời là chốn cạnh chen
Nơi nào dễ nắm không nên để thừa
Chỗ nguy đừng có hở cơ... (*)
(*) Mấy câu sau tưởng không cần phải dịch. Vả ông La Fontaine lại lầm: Chó rừng thường vồ chó đồng ở cổ, không vồ ở tai. (Nguyễn Văn Vĩnh)
(Nguồn: Nguyễn Văn Vĩnh, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Cảo thơm, 1970)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét