Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Đống của với hai người

Đống của với hai người - Le trésor et les deux hommes

Un Homme n'ayant plus ni crédit, ni ressource, 
Et logeant le Diable en sa bourse, 
C'est-à-dire, n'y logeant rien, 
S'imagina qu'il ferait bien 
De se pendre, et finir lui-même sa misère, 
Puisque aussi bien sans lui la faim le viendrait faire, 
Genre de mort qui ne duit pas 
A gens peu curieux de goûter le trépas. 
Dans cette intention, une vieille masure 
Fut la scène où devait se passer l'aventure. 
Il y porte une corde, et veut avec un clou 
Au haut d'un certain mur attacher le licou. 
La muraille, vieille et peu forte, 
S'ébranle aux premiers coups, tombe avec un trésor. 
Notre désespéré le ramasse, et l'emporte, 
Laisse là le licou, s'en retourne avec l'or, 
Sans compter: ronde ou non, la somme plut au sire. 
Tandis que le galant à grands pas se retire, 
L'homme au trésor arrive, et trouve son argent 
Absent. 
Quoi, dit-il, sans mourir je perdrai cette somme? 
Je ne me pendrai pas? Et vraiment si ferai, 
Ou de corde je manquerai. 
Le lacs était tout prêt; il n'y manquait qu'un homme: 
Celui-ci se l'attache, et se pend bien et beau. 
Ce qui le consola peut-être 
Fut qu'un autre eût pour lui fait les frais du cordeau. 
Aussi bien que l'argent le licou trouva maître. 
L'avare rarement finit ses jours sans pleurs: 
Il a le moins de part au trésor qu'il enserre, 
Thésaurisant pour les voleurs, 
Pour ses parents, ou pour la terre. 
Mais que dire du troc que la fortune fit? 
Ce sont là de ses traits; elle s'en divertit. 
Plus le tour est bizarre, et plus elle est contente. 
Cette Déesse inconstante 
Se mit alors en l'esprit 
De voir un homme se pendre; 
Et celui qui se pendit 
S'y devait le moins attendre.

Bản dịch : Nguyễn Văn Vĩnh

Một người kia gặp cơn túng ngặt 
Muốn vay ai, ai đắt mà vay 
Lưng không, biết tính sao đây? 
Quyết đi tự tận phen này cho xong 
Thừng buộc cổ long đong phải hết 
Dẫu chẳng toan cũng chết đói mà 
Ngẫm xem bụng dạ người ta 
Ai ưa nhịn đói mà qua kiếp người 
Gần đấy có một nơi nhà đổ 
Anh kiết ta đến đó liều mình 
Trên tường sẵn có đóng đanh 
Một dây thòng lọng đã đành là xong 
Chẳng ngờ vách cũ không được tốt 
Đổ đánh ùm, vung một đống tiền 
Chàng ta đứng dậy nhặt liền 
Đem vàng đi thẳng còn quên chiếc thừng 
Cũng chẳng đếm xem chừng lẻ chẵn 
Mau bước chân vội lẩn về nhà 
Người có của bỗng chạy ra 
Thoắt trông đã thấy tiền đà vắng tanh 
Kêu: - Trời hỡi! nay mình chưa chết 
Mà bạc tiền đã hết mất rồi 
Vậy thì chết quách đi thôi 
Dây đâu thắt cổ cho rồi một phen 
Thừng còn sẵn theo trên vách đổ 
Chỉ thiếu người treo cổ vào trong 
Thò đầu chàng quấn một vòng 
Chỉ trong giây phút là xong một đời 
Nực cười chết đến nơi còn tính 
Tiền mua dây người gánh đỡ cho 
Ông trời sao khéo bày trò 
Thừng kia của nọ chéo cho lạ đời 
Thương hại thay những người bủn xỉn 
Có của mà giấu kín một nơi 
Chẳng dám ăn, chẳng dám chơi 
Để cho kẻ cắp hoặc người họ xa 
Cũng có khi người ta lấy hết 
Hoặc đất đen giữ diệt dưới sâu 
Tài thần bỡn cợt lắm câu 
Bày ra trò lạ ở đâu ghẹo đời! 
Ông muốn khiến một người thắt cổ 
Bỗng thừng kia, anh nọ chui vào 
Ông đùa những cách lạ sao?

(Nguồn: Nguyễn Văn Vĩnh, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Cảo thơm, 1970)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét