Thần chết và tiều phu - La Mort et le bûcheron
Un pauvre bûcheron, tout couvert de ramée,
Sous le faix du fagot aussi bien que des ans
Gémissant et courbé, marchait à pas pesants,
Et tâchait de gagner sa chaumine enfumée.
Enfin, n'en pouvant plus d'effort et de douleur,
Il met bas son fagot, il songe à son malheur.
Quel plaisir a-t-il eu depuis qu'il est au monde ?
En est-il un plus pauvre en la machine ronde ?
Point de pain quelquefois et jamais de repos.
Sa femme, ses enfants, les soldats, les impôts,
Le créancier et la corvée
Lui font d'un malheureux la peinture achevée.
Il appelle la Mort ; elle vient sans tarder,
Lui demande ce qu'il faut faire.
«C'est, dit-il, afin de m'aider
A recharger ce bois ; tu ne tarderas guère.»
Le trépas vient tout guérir;
Mais ne bougeons d'où nous sommes :
Plutôt souffrir que mourir,
C'est la devise des hommes.
Bản dịch : Phạm Nguyên Phẩm
Đây một bác tiều phu khốn khổ
Cành cây khô che phủ đôi vai
Khom lưng, rên rỉ, mệt nhoài
Củi mang đè nặng đôi vai người già
Bước nặng nề gắng cho tới đích
Tới nhà mình bếp khói lều tranh
Thân đau, sức cạn thôi đành
Đặt ngay xuống đất bó cành củi khô
Ngẫm từ lúc sinh ra đã khổ
Trên cõi đời ai khó hơn ông?
Nhiều khi bụng đói bánh không
Nghỉ ngơi chẳng có, hòng vui thú gì
Vợ con đó, lính thời còn đó
Nào nợ nần, thuế khoá, phu phen
Khổ này ai thấu cho ông
Ông kêu Thần Chết, thần liền gặp ông
Thần hỏi ông cần gì thần giúp
Giúp tôi vác nốt, Thần: còn thời gian
Chết là hết, chữa lành mọi thứ
Phận ra sao ta chớ có lui
Khổ còn hơn chết, ai ơi!
Câu châm ngôn ấy người đời không quên
(Nguồn: 100 bài thơ Pháp từ đầu thế kỷ XV đến thế kỷ XX/ NXB Giáo dục, 1997)
Bản dịch : Nguyễn Văn Vĩnh
Lão tiều vác củi cành một bó
Củi đã nhiều, niên số lại cao
Lặc lè chân đá chân xiêu
Lom khom về chốn thảo mao khói mù
Tủi thân phận kỳ khu khó nhọc
Đặt bó sài ở dọc lối đi
Than rằng: - Sung sướng nỗi gì
Khắp trong thế giới ai thì khổ hơn?
Bữa no đói luôn cơn buồn bã
Vợ nào con vất vả trăm chiều
Hết thuế lính lại thuế sưu
Quanh năm khách nợ còn điều gì vinh?
Hỡi thần Chết thương tình chăng tá
Đến lôi đi cho dã một đời
Chết đâu dẫn lại tức thời
- Hỏi già khi nãy kêu vời lão chi?
Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ:
- Nhờ tay ngài nhắc đỡ lên vai
Thơ rẳng:
Đành chết là hết nợ
Sao mà ai cũng sợ?
Mới hay bụng thế gian
"Khổ mà sống còn hơn!"
(Nguồn: Nguyễn Văn Vĩnh, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Cảo thơm, 1970)
Bản dịch : Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện
Lão tiều vác củi rừng một bó
Củi đã nhiều thêm khổ niên cao
Còng lưng lê gót lao đao
Vừa rên vừa bước, cố sao đến nhà
Hạ củi xuống lão già muốn khóc
Tủi phận mình cực nhọc quanh năm
Hết phu dịch, lại thuế thân
Suốt đời chạy mặc, chạy ăn không rồi
Chẳng một phút nghỉ ngơi, nhàn rỗi
Thiếu bánh mì, chịu đói thường luôn
Không vui mà chỉ có buồn
Chào đời chí lão thảm thương cuộc đời
"Thần chết hỡi! Giúp tôi chăng tá
Lôi tôi đi cho đã kiếp người"
Thần chết đà tới nơi rồi
Hỏi già: "Khi nãy kêu tôi chuyện gì?"
Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ:
- Nhờ tay ngài cất đỡ lên vai
Hộ tôi bó củi nặng này
Rồi ngài cũng sớm lôi tôi đi mà!
Vẫn biết chết là ta hết khổ
Nhưng ta nên chống cự đến cùng
Khổ còn hơn chết rõ ràng
Mọi người coi đó châm ngôn cuộc đời
(Nguồn: Ngụ ngôn La Fontaine, NXB Tân Văn, 1992)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét