Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

L'ISOLEMENT - QUẠNH QUẼ ĐÌU HIU - Alphonse de LAMARTINE

QUẠNH QUẼ ĐÌU HIU
Alphonse de LAMARTINE

Trên sườn núi , khi bóng chiều dần tắt
Buồn vu vơ nhìn hàng cây sồi già
Thả tầm mắt về đồng bằng hoang dã 
Dưới chân mình nặng trĩu trái sầu rơi

Giòng sông sâu nghe ì ầm sóng vỗ
Chảy quanh co rồi mất hút cõi xa 
Mặt hồ trong nằm im như say ngủ
Sao trên trời e thẹn bóng chiều buông

Đỉnh núi cao bao trùm vòng vương miện
Hoàng hôn rơi những giọt nắng cuối ngày
Trong bóng tối Nữ Hoàng về ngự trị
Rực hào quang trắng xoá tận chân trời

Tiếng chuông ngân , tháp nhà thờ cô tịch
Yên lặng quá , thánh ca vang thanh thoát
Người lữ khách dừng chân lòng êm ấm
Ngày sắp tàn theo tiếng nhạc đầy vơi

Lòng dửng dưng trước cảnh vật êm đềm
Không quyến rũ vì hồn tôi chai đá
Trái đất nầy đầy bóng tối thê lương
Làm sao sưởi ấm được đời cô quạnh

Từ đồi cao , thấy cuộc đời vô nghĩa
Nắng bình minh đến liệm chết hôn hoàng
Tôi đã đi qua từ Nam đến Bắc 
Lòng nhủ lòng : "Hạnh phúc không chờ tôi "

Nghĩa lý gì những kỳ quan dị thảo
Đã không còn sự quyến rũ trong tôi 
Sông núi rừng cùng sa mạc tôi yêu
Đã mất hẳn trong lòng tôi chai đá

Nắng bình minh hay hoàng hôn lịm tắt
Tôi thờ ơ theo nhật nguyệt xoay vần
Bầu trời âm u hay vừng dương rực sáng
Tôi thẫn thờ không mong đợi điều chi

Nắng bình minh hay nắng chiều lặng lẽ
Tôi dửng dưng trong vũ trụ xoay vần
Giữa bầu trời âm u hay rực sáng
Tôi thấy vui không nhớ lúc tôi buồn

Tôi có thể nhìn xa tầm mắt ngắm
Để thấy được những khoảng trống hoang tàn
Nguồn ánh sáng không thoả lòng mong ước
Cầu xin gì giữa vũ trụ bao la

Rất có thể bên kia bờ ảo giác
Mặt trời trong , sáng toả cõi vô thường
Nếu một mai thân tôi vùi trong đất
Những ước mơ thầm kín mộng ai chờ

Cổ xe ngựa rạng đông bừng rực sáng
Bay vào đời điều mộng tưởng xa xôi
Đường lưu vong sao cứ mãi đoạ đày
Cõi trần thế không còn gì ràng buộc

Lá rừng rơi trải vàng trên thãm cỏ
Gió chiều lên thổi lá khỏi lũng hồng
Riêng mình tôi cũng vàng như chiếc lá
Gió bấc lạnh lùng cuốn lá bay xa

Tôn Thất Phú Sĩ - Phỏng dịch

L'ISOLEMENT
Alphonse de LAMARTINE

Souvent sur la montagne, à l'ombre du vieux chêne,
Au coucher du soleil, tristement je m'assieds ; 
Je promène au hasard mes regards sur la plaine,
Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.

Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes ;
Il serpente, et s'enfonce en un lointain obscur ;
Là le lac immobile étend ses eaux dormantes
Où l'étoile du soir se lève dans l'azur.

Au sommet de ces monts couronnés de bois sombres,
Le crépuscule encor jette un dernier rayon ;
Et le char vaporeux de la reine des ombres
Monte, et blanchit déjà les bords de l'horizon.

Cependant, s'élançant de la flèche gothique,
Un son religieux se répand dans les airs :
Le voyageur s'arrête, et la cloche rustique
Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts.

Mais à ces doux tableaux mon âme indifférente
N'éprouve devant eux ni charme ni transports ;
Je contemple la terre ainsi qu'une ombre errante
Le soleil des vivants n'échauffe plus les morts.

De colline en colline en vain portant ma vue,
Du sud à l'aquilon, de l'aurore au couchant,
Je parcours tous les points de l'immense étendue,
Et je dis : " Nulle part le bonheur ne m'attend. "

Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières,
Vains objets dont pour moi le charme est envolé ?
Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé !

Que le tour du soleil ou commence ou s'achève,
D'un oeil indifférent je le suis dans son cours ;
En un ciel sombre ou pur qu'il se couche ou se lève,
Qu'importe le soleil ? je n'attends rien des jours.

Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière,
Mes yeux verraient partout le vide et les déserts :
Je ne désire rien de tout ce qu'il éclaire;
Je ne demande rien à l'immense univers.

Mais peut-être au-delà des bornes de sa sphère,
Lieux où le vrai soleil éclaire d'autres cieux,
Si je pouvais laisser ma dépouille à la terre,
Ce que j'ai tant rêvé paraîtrait à mes yeux !

Là, je m'enivrerais à la source où j'aspire ;
Là, je retrouverais et l'espoir et l'amour,
Et ce bien idéal que toute âme désire,
Et qui n'a pas de nom au terrestre séjour !

Que ne puîs-je, porté sur le char de l'Aurore,
Vague objet de mes voeux, m'élancer jusqu'à toi !
Sur la terre d'exil pourquoi resté-je encore ?
Il n'est rien de commun entre la terre et moi.

Quand là feuille des bois tombe dans la prairie,
Le vent du soir s'élève et l'arrache aux vallons ;
Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie :
Emportez-moi comme elle, orageux aquilons !

Alphonse de LAMARTINE (1790-1869)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét