Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Chương 22 - Trời sầu đất thảm

Đèn thắp sáng tưng bừng náo nhiệt
Đêm hoa đăng xanh biếc đủ màu
Trẻ em rộn rả xôn xao
Càm đèn cá chép đón chào hằng nga
*
Cùng lủ lượt năm ba đám trẻ
Hát vang lên mừng lễ trăng rằm
Trung Thu, tháng tám mỗi năm
Đèn hoa đủ loại, tay cầm miệng ca 
*
Theo gió mát chan hòa cuộc sống
Ánh trăng vàng tỏa rộng trời cao
Trong đêm lấp lánh ngàn sao
(2120) Gởi theo tia sáng muôn hào quang xưa
*
Cùng hòa tấu, tiếng khua tiếng nhịp
Bước chân đều nối tiếp lời ca
Nếu ngồi ngẫm nghĩ suy ra
Thấy lời trẻ dại chan hòa hồn nhiên
*
'Rằm tháng tám gió hiền mây thảo
Đốt đèn hoa đi dạo khắp nơi
Ánh đèn cùng với trăng soi
Đem điều mong ước, đem lời khuyên răn'
*
Như dồn hết hào quang năm tháng
Cho đêm rằm tươi sáng năm nay
Trăng đầy vừa khuất rặng cây
Gió giông nổi dậy đón ngày âm u
*
Gió từng loạt, mây mù giăng khắp
Bao lá vàng tới tấp bay đi
Đau buồn trước phút chia ly
Tiếc thương giờ biết nói gì tiễn đưa
*
Tiếng gió hú như chưa thỏa hận 
Tiếng phượng hoàng căm phẩn bay xa
Đem theo giọt lệ chan hòa
(2140) Của người thương nước thương nhà đảo điên 
*
Ba tiếng oác triền miên không dứt
Một kiếp người chính trực ra đi
Tiếp theo ba họ tru di
Ngàn năm lịch sử còn ghi hận nầy
*
Ôi phong kiến, độc tài gian ác
Sao quyền uy phó thác vào tay
Những người kém đức vô tài
Chỉ đem non nước đến ngày diệt vong
*
Ngày hôm ấy, trăng lồng máu đỏ (88)
Trăng không còn chiếu tỏ như xưa
Nam Đông Quan, khói nhang thừa (89)
Người dân tìm đến sớm trưa khẩn nguyền
*
Rồi lủ lượt bạn hiền dân quý
Từ xa xôi thành thị về thăm
Đốt lên một chiếc nhang trầm
Khói tan hương tỏa âm thầm lệ rơi
*
Gò mối vắng thành nơi linh hiển
Nơi dân lành cúng kiến vái xin
Thị Anh nghe nói bất bình
(2160) Truyền ra lệnh cấm dân tình tham quan
*
Ròi từ đó đem quân canh giữ
Không còn ai đến dự đến thăm
Bổng đâu một tối mưa dầm
Bài thơ năm chữ khai thầm tội ai (90)
*
Thơ được dán giữa ngay bảng cột
Chứng tỏ người bí mật vào đây
Đem ra ánh sáng phơi bày
Ẩn tình cung cấm, đến ngày tru di
*
Chuyện thứ nhứt loại đi Hoàng Tử
Rồi lần hồi bức tử Sát, Ngân
Đuổi Nguyên, Huệ khỏi long sàn
Trung thần đem giết, ngai vàng cho con 
*
Ai là kẻ chơi đòn bí hiểm ?
Dám chọc gan người chiếm uy quyền
Chắc rằng muốc chuốc lụy phiền
Vì chưng Thái Hậu khó quên tội nầy
*
Hõi Tạ Thanh ai bày quỷ kế
Thích chơi trò ném đá giấu tay ?
Hành văn có một không hai
(2180) Chuyên môn nói lái, chính ngài họ Đinh
*
Không chứng cớ, tội tình khó bỏ
Quyết bày trò bắt bớ giam cầm
Trước là làm tắt làm câm
Những lời chống đối, những mầm phản vong
*
Giờ Đinh Liệt thấy lòng ray rứt
Vì đã không bênh vực Ức Trai
Để người lảnh lấy nạn tai
Tru di ba họ không tài nào quên
*
Trong khám lạnh, không đèn không viết
Đêm hay ngày nào biết điều chi
Giận mình không kịp nghĩ suy
Đến khi sực tỉnh còn chi bạn hiền
*
Nhìn tổ quốc đảo điên biến đổi
Người nắm quyền nguồn cội chưa thông
Lại đem chánh sách cùm gông
Đưa dân đưa nước đến vòng khổ đau 
*
Càng ngẩm nghĩ càng nao nóng dạ
Thẹn cho mình đã quá ngu si
Tưởng đi tùng bước chậm rì
(2200) Là tìm ra được nh"ng gì biện phân
*
Tưởng cứu bạn khỏi lằn sấm sét
Nào ngờ đâu gió thét mưa gào
Đại dương nổi sóng ba đào
Đẩy người trung liệt rơi vào trầm oan
*
Tiếc thương bạn bầm gan tím ruột
Hận cho mình quyền chước không thông
Từ nay mắt nhấm đừng trông
Miệng câm đừng nói cho lòng bình yên (91)
*
Tạm ẩn nhẩn neo thuyền đợi bến
Chờ đến khi gió chuyển mưa lành
Tránh qua cơn sốt hôi tanh
Giết người bịt miệng, tánh danh rõ ràng
*
Bốn cung nữ theo hàng phục dịch
Lệ Chi cung sử tích thương đau
Pháp trường máu hận sôi trào
Hoạn quan Thắng, Phúc bôn đào được đâu (92)
*
Đời cho thấy bể dâu lắm nẻo
Gây hận nhiều, họa lẻo đẻo sau
Tạ Thanh tưởng phúc quyền cao
(2220) Ngờ đâu rồi cũng qua cầu đắng cay
*
Gieo tiếng ác, lảnh ngay quả báo
Cố hại người, củi tháo được không ?
Ai đem danh lợi thay lòng ?
Mà mơ ngày sáng đêm trong suốt đời
*
Lê Nguyên Sơn một thời vênh váo
Ngở trọn đời núp áo hoàng gia
Cũng là quốc phẳm triều ca
Mà Hoàng Thái hậu chính là người yêu
*
Nào ai nhớ một chiều mưa gió
Những ấp ôm, lời tỏ mê say
Ngày nay để tránh tiếng tai
Sai người rạch mặt, đuổi ngay khỏi triều (93) 
*
Máu thẩm chảy theo nhiều năm tháng
Những oan hồn lảng vảng đâu đây
Từng đêm theo với ngàn mây
Trở về đòi mạng, kết giây oan cừu
*
Hoàng thái hậu đêm thâu kinh hoảng
Hét la xin tha mạng van cầu
Sợ rằng theo xuống vực sâu
(2240) Diêm vương trừng trị nấu dầu chẳng tha
*
Thuốc không chuyển, bệnh tà không giảm
Cứ đêm đêm hốt hoảng kêu than
Rước thầy về cúng giải oan
Số người chết thảm, chưa tan hận lòng
*
Muốn giải thoát khỏi vòng ám ảnh
Muốn tâm hồn như ánh thiều quang
Giò đây từ bỏ tham tàn
Thi ân bố đức hạt tràng lần xoay
*
Lời khuyên nhũ của Thầy Trần Mỗ (94)
Trước hãy lo cúng độ vong linh
Sau đem lượng cả dung tình 
Thứ tha tội trạng không rành căn nguyên
*
Trăng vừa khuất giữa miền thôn dã
Nắng hồng mơ gốc rạ đồi hoang
Thấy ai xa lánh bạo tàn
Mà nghe réo rắt cung đàn đâu đây
*
Người gây oán không chầy cũng chóng
Trả tội mình khuấy động nhân tâm
Nếu còn nghĩ đến đức ân
(2260) Mới mong giảm được mấy phần nghiệp oan
*

(88) Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và gia đình bị giết ngày 16-08-1442 (âm lịch) hay ngày 19-09-1442 (dương lịch)
(89) Pháp trường nằm ở phía Nam Đồng Quan
(90) Bài thơ năm chữ như sau (theo Vằng Vặc sao khuê của Hoàng Công Khanh và Nguyễn Trãi, bản hùng ca Đại cáo của Bùi văn Nguyên)
Đông cung tẩy dứt bóng
Phủ Tể tướng dọn quang
Nhổ cỏ triệt tận gốc
Nguyên, Huệ đuổi khỏi giường
Trung thần lôi ra giết
Thái tử vững ngai vàng
Triều Lê êm thấm đổi
Tuyên Từ kín mưu gian
Đông Cung là Lê Nghi Dân, phủ Tể tướng gồm Lê Sát và Lê Ngân, Nguyên Phi chỉ Lê Ngọc Dao, Huệ Phi là Lê Nhật Lệ, trung thần chỉ Nguyễn Trãi, Tuyên Từ chỉ Hoàng Thái Hậu
(91) Đinh Liệt bị giam cầm trong 8 năm, nhờ người của Hoàng gia cầu xin mới được thả
(92) Hoạn quan Đinh Thắng và Đinh Phúc bị giết vì trong phiên xử Nguyễn Trãi than là đã không nghe lời Thắng, Phúc . Bốn cung nữ theo hầu ở Lệ chi viên bị bắt uống thuốc độc.Tạ Thanh sau đó cũng bị xử tử
(93) Để cho người đời không nhìn thấy là vua Lê Nhân Tông có diện mạo giống Lê nguyên Sơn, bà Hoàng thái hậu cho người rạch mặt cắt lưởi Sơn và đuổi di xa.
(94) Trần Mỗ đã từ quan dưới triều Lê Thái Tổ, ngao du sơn thủy và đã khuyên Trần Nguyên Hãn nên trốn tránh nhưng Hãn không chịu nghe

0 nhận xét:

Đăng nhận xét