[①] Dòng họ Hồng Bàng thay nhau gìn giữ dòng giống Lạc Việt ở Phương Nam. Cho tới đời Vua Kinh Dương Vương, truyền lại Lạc Long Quân hiệu Hùng Hiền Vương và truyền lại đến 16 đời sau, đều mang hiệu Hùng Vương, chỉ khác nhau chữ húy chính giữa, từ Hiền, Quốc, Việt, . . . đến Duệ là vị thứ 17. Từ Kinh Dương Vương đến Hùng Duệ Vương gồm 18 đời, nên gọi là 18 đời Vua Hùng Vương. Quốc hiệu là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, và kéo dài từ năm 2879 đến năm 258, tức được 2621 năm, trước Dương lịch.
* Vua Đế Minh lấy một nàng tiên rồi sanh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Long Quân lấy Âu Cơ, con gái người đất Âu, sinh ra 100 anh chị em. Do đó, Thời sơ khai, nước ta có khi gọi là nước Lạc Việt, có khi gọi Âu-Lạc, là kết hợp người gốc Lạc gốc Âu mà thành. Khi người con trưởng nối ngôi, tức đời Hùng Vương thứ 3, mới đặt quốc
hiệu là Văn Lang. Lạc Long Quân gốc Rồng, Âu Cơ gốc Tiên, cho nên dân tộc Việt Nam được gọi con cháu Lạc Hồng thuộc dòng giống Rồng Tiên là vậy.
* Hùng Vương khai quốc, bảo quốc, truyền trao tiếp nối cho tới hôm nay. Do đó, nên gọi Quốc Tổ Hùng Vương. Lập đền thờ tưởng nhớ gọi là Đền Hùng.
[②] Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 người con. Khai triển lập quốc Văn Lang. Một nửa cùng Mẹ ở lại quê nhà cùng nhau đùm bọc, một nửa theo Cha cặp theo dòng nước xuống tận biển để khai khẩn tìm kế sinh nhai. Từ 100
anh chị em, lần lần kết duyên với những bộ tộc khác và truyền tiếp giống nòi
[③] NT
[④] NT
[⑤] Nhà Ân (Trung Hoa) xâm lăng VN lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, nhưng thất bại. Nhờ cậu bé làng Phù Đổng, cỡi ngựa sắt, gươm sắt, nón sắt phi mã như thần, giặc Ân tan nát, qui hàng. Phá xong giặc Ân, về đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ tại Phù Đổng, và tôn Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, ngày 8-4, làng Gióng (Phù Đổng) mở hội lớn gọi là Hội Gióng, lan xa cả Miền Bắc, đến nay vẫn còn.
[⑥] NT
[⑦] Nhà Ân (Trung Hoa) xâm lăng VN lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, nhưng thất bại. Nhờ cậu bé làng Phù Đổng, cỡi ngựa sắt, gươm sắt, nón sắt phi mã như thần, giặc Ân tan nát, qui hàng. Phá xong giặc Ân, về đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ tại Phù Đổng, và tôn Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, ngày 8-4, làng Gióng (Phù Đổng) mở hội lớn gọi là Hội Gióng, lan xa cả Miền Bắc, đến nay vẫn còn.
[⑧] Thời Hùng Vương, các công chúa đều gọi là Mỵ Nương. Hùng Vương thứ 18, công chúa Mỵ Nương đẹp tuyệt trần, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn xin làm Phò Mã. Sơn Tinh được chọn, đón Mỵ Nương về Ba Vì.
[⑨] NT
[⑩] NT
[11] Nước Văn Lang kéo dài 2621 năm thì biến thành nước Âu Lạc, thời An Dương Vương, đóng đô tại Phong Châu, kéo dài 50 năm.
[12] NT
[13] Cổ Loa, một kinh thành tại Phong Châu, đồ sộ, cổ nhất của dân tộc
[14] Tương truyền Thần Kim Quy xuất hiện tại Hồ Gươm (tức Hồ Hoàn Kiếm) mách bảo cho phương cách để xây thành Cổ Loa.
[15] Nhà Tần thống nhất Trung Hoa, xâm lăng VN lần thứ 2, nhưng thất bại.
[16] Tìm hiểu nỏ thần Liên Châu là kế sách chính trị, nhưng không thể phủ nhận chuyện tình sử đẫm lệ giữa Trọng Thủy – Mỵ Châu !
[17] Một câu nói “kẻ thù sau lưng“, An Dương Vương quay lại, không thấy ai, đành rơi lệ chém con gái của mình rồi trầm mình xuống biển.
[18] Triệu Đà lên ngôi năm 207, sáp nhập Nam Hải, Âu Lạc thành Nam Việt. Từ Hùng Vương đến cuối Nhà Triệu năm 111 trước Dương lịch, VN kéo dài nền độc lập tự trị 2768 năm, sau đó là 1000 năm Bắc thuộc.
[19] NT
[20] NT
[21] Tể tướng Lữ Gia và vua tôi Nhà Triệu đều bị bắt giết bỡi tướng Lộ Bác Đức, Dương Bộc của Vua Hán Vũ Đế. VN chỉ được gọi Giao Chỉ Bộ,chia ra 9 quận, mà các thái thú như Tô Định vờn, sai như mèo vờn chuột.
[22] NT.
[23] NT
[24] 151 năm đầu của 1000 năm Bắc thuộc, mới có cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên vào năm 40 của Hai Bà Trưng, đánh quân Nam Hán ra khỏi VN, lên ngôi xưng Trưng Vương, đóng đô Mê Linh, kéo dài được 3 năm (40-43). Kể cũng lạ ? Càng lạ hơn, mãi đến năm 248, mới có cuộc khởi nghĩa đáng kể thứ 2 của Bà Triệu thời Đông Ngô. Nghĩa là 359 năm đầu Bắc thuộc, chỉ có 2 lần gọi là khởi nghĩa, đều là Bậc Nữ Nhi, tuổi vừa chớm đôi mươi !!!
[25] Cuộc khởi nghĩa thứ hai được lãnh đạo bỡi cô Triệu Thị Trinh. Mới 19 tuổi. Anh của bà là Quốc Đạt, bảo phận gái 12 bến nước, không lo sớm coi chừng ... Cô Trinh đáp, em phải ra khơi, cỡi Cá Kình, lấp biển Đông, đạp sóng Ngô,... Và thật vậy, Đông Ngô khiếp vía, nhưng vì có nội gian phản bội, không biết đàn ông hay đàn bà ? Bà phải hy sinh tại Núi Tùng, Thanh Hóa năm 23 tuổi. Còn Hai Bà Trưng trầm mình tại Hát Giang, Mê Linh, tuổi còn nhỏ hơn Bà.
[26] Cuộc khởi nghĩa thứ hai được lãnh đạo bỡi cô Triệu Thị Trinh. Mới 19 tuổi. Anh của bà là Quốc Đạt, bảo phận gái 12 bến nước, không lo sớm coi chừng ...
Cô Trinh đáp, em phải ra khơi, cỡi Cá Kình, lấp biển Đông, đạp sóng Ngô,... Và thật vậy, Đông Ngô khiếp vía, nhưng vì có nội gian phản bội, không biết đàn ông hay đàn bà ? Bà phải hy sinh tại Núi Tùng, Thanh Hóa năm 23 tuổi. Còn Hai Bà Trưng trầm mình tại Hát Giang, Mê Linh, tuổi còn nhỏ hơn Bà.
[27] Như trên
[28] Nhà Tây Hán nước Việt từ Giao Châu tới Quảng Châu, thời Đông Hán chỉ còn Giao Châu. Khi Ngụy-Thục-Ngô thời tam quốc kết thúc, nước Trung Hoa nhanh chóng loạn lạc thành nhiều nước nhỏ Tấn, Tần, Triệu, Yên, Lương, Hạ, Hán, Tống, Tề tranh bá đồ vương, thành Nam – Bắc Triều, thay ngôi đổi chủ, thì Giao Châu lần lượt cũng bị chuyển theo, rồi lệ thuộc Nhà Lương, cho tới cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn vào năm 544. Đã thấy Nam nhi xuất hiện !!!
[29] Như trên
[30] Lý Bôn người Thái Bình, mồ côi cha mẹ lúc lên 7 tuổi, ở nhờ nhà chú. Sau được Thiền sư chùa Linh Bảo đem về nuôi. Lớn lên kháng chiến giành độc lập, đặt tên nước Vạn Xuân, xây kinh đô tại Sông Tô Lịch (Hà Nội), lên ngôi hoàng đế, mở ra Nhà Tiền Lý khá dài (544-602). Lập Chùa Trấn Quốc (Hồ Tây) để cầu nguyện gia hộ cho nước nhà.
[31] NT
[32] NT
[33] Triệu Quang Phục người Hải Hưng, là danh tướng của Vua Lý Nam Đế, đóng quân tại chiến lũy Dạ Trạch, lên ngôi tức Triệu Việt Vương, còn gọi là Dạ Trạch Vương, đến năm 571 thì mất.
[34] NT
[35] Lý Phật Tử tiếp ngôi Triệu Việt Vương, tức Hậu Lý Nam Đế, kéo dài đến năm 602, thì lệ thuộc Nhà Tùy. Lúc bấy giờ, nhà Tùy lớn mạnh, tóm thâu các nước nhỏ, dẹp yên Nam Bắc triều, thống nhất Trung Hoa.
[36] Nhà Tùy chuyển sang Đường, học kinh nghiệm các triều đại trước. Nước ta không những bị xâm thuộc Nhà Đường, mà càng thêm khốn khổ bội phần. Năm 671, Vua Cao Tông nhà Đường đặt tên nước ta là An Nam đô hộ phủ.
[37] Dương Quí Phi một ái khanh kiều diễm của thời nhà Đường. Xem những diễn xuất, sách vở, ai không khen là một tuyệt thế giai nhân. Nhưng cũng chính vì Bà, nước ta vì trái lệ chi, mà khổ, mà đày, mà nhục, mà chết.
[38] NT
[39] Đã từng gian khổ trước đó, nên Mai Thúc Loan, tự luyện võ-văn, thúc giục nhân tâm, chờ ngày phục hận, và mùa vải năm 722, thời cơ chín mùi, cùng đoàn dân phu tải vải, một người vì vải bể đầu, một ông gìa sắp bị chẻ đôi, Thúc Loan vùng lên, đánh tan quân áp tải, chiếm cả Tống Bình, đuổi quân Đường về nước, lên ngôi Hoàng Đế. Đặt tên nước Vạn An, xây Vạn An
thành, nhưng rất tiếc, Nhà Đường đang hồi cực thịnh, đem quân báo thù, Thúc Loan phải bỏ thân trong rừng, nước ta mất thêm một cơ hội khôi phục.
[40] Phùng Hưng 20 năm kháng chiến, trận quyết định tại Tống Bình – Hà Nội năm 791, quân Đường thúc thủ, tướng Đường là Cao Chính Bình run sợ mà chết, quân giặc đầu hàng. Phùng Hưng được tôn là Bố Cái Đại Vương. Ở ngôi và truyền cho con là Phùng An kéo dài 9 năm, thì bị chiếm năm 802.
[41] NT
[42] Tương truyền trận Bạch Đằng, Phùng Hưng hiển linh để giúp Ngô Quyền, làm cho quân Nam Hán khiếp vía, bị chết chìm và tan rã nhanh chóng.
[43] Họ Khúc dấy nghiệp giành nền tự chủ nước ta kéo dài 17 năm (906-923). Lúc bấy giờ, Trung Hoa là thời ngũ đại tranh quyền. Năm 923, Quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bắt gia đình họ Khúc hãm hại.
[44] Họ Khúc dấy nghiệp giành nền tự chủ nước ta kéo dài 17 năm (906-923). Lúc bấy giờ, Trung Hoa là thời ngũ đại tranh quyền. Năm 923, Quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bắt gia đình họ Khúc hãm hại.
[45] Dương Đình Nghệ là tùy tướng của Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp, đánh thắng ngoại xâm năm 931, độc lập 6 năm thì bị nha tướng là tên Tiễn hãm hại, soán đoạt. Quân Giao Châu quyết trừ thì Công Tiễn thần phục nước Tàu.
[46] Dương Đình Nghệ là tùy tướng của Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp, đánh thắng ngoại xâm năm 931, độc lập 6 năm thì bị nha tướng là tên Tiễn hãm hại, soán đoạt. Quân Giao Châu quyết trừ thì Công Tiễn thần phục nước Tàu.
[47] Đây là trận chiến sau cùng vào năm 939, kết thúc chuỗi dài 1050 năm Bắc thuộc, dù trước đó có đôi lần giành độc lập thành công nhưng chẳng bao lâu lại bị thống trị, và sau này, cái mộng xâm lăng vẫn còn, nhiều phen xua
quân toan tính, kể cả vào cuối thế kỷ 20, nhưng có lẽ, người Trung Hoa, đã đến lúc không khóc ròng như triều thần Nam Hán, thì cũng ê ẩm trước sức quật khởi quật cường bất khuất của người VN, đành phải giảng hòa, cầu hòa, bang giao ngang hàng, và nể mặt VN, như sử sách và thời đại chứng minh.
[48] Như trên
[49] Như trên
[50] Ngô Quyền giành độc lập tự chủ hoàn toàn cho nước ta vào năm 939 và truyền nhau ba đời, kéo dài 26 năm (939-965).
[51] Tục ngữ có câu “thừa nước đục thả câu”, có lẽ lúc nào cũng có, thời nào cũng có. Hễ tham vọng ít thì gây đau khổ ít, tham vọng nhiều thì gây đau khổ nhiều. Bất luận là thành phần nào, giỏi hay dở, có học hay thất học. Cái loạn 12 Sứ Quân này, và biết bao nhiêu giai đoạn khác nữa trong lịch sử, thật đúng nghĩa với câu tục ngữ này. Nói câu này, ai cũng nói được, nhưng tránh được, phàm làm người dễ được mấy ai ! Cái loạn 12 Sứ Quân này kéo dài 3 năm thì mới yên được.
[52] Đinh Bộ Lĩnh, người đất Hoa Lư, Ninh Bình. Còn gọi là Anh Hùng Tí Hon. Dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng Đế, đóng đô tại Hoa Lư, quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Nhà Đinh không tới 2 đời, kéo dài được 12 năm (968-980)
[53] Tiên Hoàng bỏ trưởng lập ấu. Người anh giận, bèn giết em. Xin mở dấu ngoặc nơi đây, cái chữ ruột thịt, dòng họ, có lẽ chỉ đẹp lúc cơ hàn, nhưng khi giàu sang, quyền thế, lợi danh, đã diễn ra thế nào, lịch sử nước mắt quá nhiều. Riêng chính mỗi chúng ta, đã đang sẽ sống ra sao, tự suy tự nghĩ !!!
[54] Một nha lại, một thuộc hạ, vì sao phản trắc ? Xưa nay đâu phải chỉ có một mình Đỗ Thích ??? Lịch sử phê phán, hậu thế chê cười là một chuyện, nhưng những tang thương, đổ nát, ai đền bù, ai trả được ?
[55] Sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại, thì Đinh Toàn lên ngôi năm 980 mới 6 tuổi, tại vị được 8 tháng thì sự nghiệp Nhà Đinh chuyển sang Nhà Lê cũng cùng vào năm này. Vì vậy, Đinh Toàn còn gọi là Đinh Phế Đế.
[56] Thái Hậu Dương Vân Nga, giữ kỷ cương thay con, tức Đinh Phế Đế mới 6 tuổi, lên nhiếp chánh. Vì nước không vì nhà, không vì chồng, không vì con. Và việc nước biết đặt trên việc nhà, không lấy cái chung làm cái riêng, không lấy cái riêng làm cái chung, tận trao sự nghiệp nước nhà lại cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn, để mở ra Nhà Tiền Lê (980-1009). Dùng chữ Tiền Lê ở đây, để phân biệt với Triều Lê Lợi tức Hậu Lê sau này. Đinh Phế Đế vẫn giữ một vị trí trong triều Lê suốt 20 năm. Làm người mà có được cái nhìn, và ứng xử như Thái Hậu đâu phải dễ. Thật đáng tôn thờ !
[57] nt
[58] Năm 980, Nhà Tống xuất đại quân hai đường thủy bộ xâm lăng nước ta. Không ngờ một Bạch Đằng lại tái diễn, thêm một Chi Lăng trên bộ kinh hoàng. Bạch Đằng, Chi Lăng đã nhận chìm và chôn quân nhà Tống. Và, VN đâu muốn là nơi đón nhận người phương Bắc đến để bị chôn vùi. Nhưng rất tiếc cả quá khứ, cả đường dài về sau, vẫn còn tái diễn. Họ quên mất câu :
Tiếc thay Phương Bắc dễ ngươi. Nước Nam định sẵn cho người Phương Nam.
[59] Lê Hoàn lên ngôi tức Vua Lê Đại Hành, tạo sự nghiệp Nhà Lê được 29 năm. Đại Hành Hoàng Đế và nước ta lại thêm một lần làm cho Trung Hoa thời Nhà Tống phải ngã gục, tháo chạy về nước.
[60] Thái Hậu Vân Nga sau này lại là Hoàng Hậu của Đại Hành. Đại Hành lại là tướng quân của Bộ Lĩnh. Hoàng Đế Cờ Lau lúc sinh thời thì vợ là Vân Nga. Có trớ trêu không ? Có oan nghiệt không ? Nếu không có Vân Nga, chưa chắc có nhà Lê, nếu không có Lê, Đinh hẳn đã yên, nước hẳn đã còn ? Hơn nữa, Đinh Bộ Lĩnh đã ra người thiên cổ rồi, thì chuyện kia mới có đến sau này !!!
[61] Lại cảnh 4 anh em ruột chém giết nhau vì lợi danh quyền lực ! Tưởng sao, cuối cùng, người còn sống sót lên làm đế vương lại là Long Đĩnh. Hèn chi họ đã chém giết với nhau, tranh giành với nhau để trở thành hôn quân bạo chúa ! Chúng ta đừng vội trách quá nặng, hãy nhìn lại chính chúng ta đi ! Nhớ ngẫm :“Gót danh lợi bùn pha sắc xám. Mặt phong trần nắng nám mùi dâu,. . .“ ???
[62] Nếu không có Hạ, Thu, Đông thì làm sao có Xuân ? Ngược lại, nếu không có đá, sắt, chì thì làm sao biết được kim ngân, ngọc thạch ? Nhưng, nếu có đáng tiếc chăng, là tiếc một người ngồi trên ngôi tột đỉnh, mà lại có một cuộc sống, hành vi, bản chất không bằng một người hạ tiện trong bàng dân thiên hạ.
[63] nt
[64] Sang Triều Lý (1010-1225), đổi tên nước Đại Việt. Đại La đổi thành Thăng Long, truyền nhau được 9 đời thái bình thịnh trị, kéo dài 215 năm. Ở đây, nên suy, Triều Ngô-Đinh-Lê ngắn ngủi, tao loạn là lẽ đương nhiên vì là cái cây mới vươn lên từ sóng gió, còn Triều Lý, và Trần sau này được như thế là hoa trái tự thành.
* Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, Hà Bắc, mất cha từ trong bụng mẹ, vừa ra đời mẹ cũng không còn. Sống, lớn lên nhờ tương chao nuôi dưỡng của Chùa Tiên Sơn, với sự dìu dắt, nương tựa đức độ của Thiền sư Vạn Hạnh. Đây là triều đại dài nhất trong lịch sử các triều đại VN, nếu không tính thời Hồng Bàng và triều đại Hùng Vương. Xin thương kính một em bé mồ côi trở thành bậc Minh Quân, và xin thắp một nén hương hướng về Vạn Hạnh !!!
[65] nt
[66] nt
[67] nt
[68] Bốn câu thơ để đời của danh tướng Lý Thường Kiệt, : “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư . . .” như câu sấm, từ nay VN là của người VN. Dù có trải những oan nghiệt đã đang sẽ ra sao, nhưng VN vẫn mãi mãi là của người VN !
[69] nt
[70] nt
[71] Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi tức Lý Chiêu Hoàng năm 1225, và nhường ngôi cho chồng tức Trần Cảnh lập nên nhà Trần. Lý-Trần vẫn yên thắm, sơn hà xã tắc vẫn thái bình kéo dài thêm 175 năm vàng son. Ắt hẳn đó là ân của
Nhà Lý và đức của Nhà Trần !
[72] Hai triều đại Lý – Trần từ 1010 đến 1400, kéo dài 390 năm huy hoàng nhất, rạng rỡ nhất, thái bình thịnh trị nhất trong dòng lịch sử VN. Có thể nói, những nhân vật tài ba xuất chúng cũng đều xuất hiện trong thời này, để cấu thành một VN 4 thế kỷ văn võ toàn tài, vua dân toàn thiện, và mở ra trang sử dài toàn mỹ toàn chơn. Có lẽ 1000 năm Bắc thuộc đã tôi luyện nhuần nhuyễn, chín muồi, và 70 năm của ba triều Ngô-Đinh-Lê đã sàn sảy gạn lọc, quá dài, quá nhiều và quá đủ để hoàn thành một vườn hoa kỳ diễm cho Dân Tộc Việt Nam.
[73] nt
[74] nt
[75] Hội nghị Diên Hồng đã có tại VN vào thời kỳ này. Phải chăng, cha ông ta đã bằng trí tuệ, con người và tình tự dân tộc, thể hiện ý thức dân chủ trước nhân loại đến nhiều thế kỷ.
[76] Sử sách để lại cho biết nước Trung Hoa thời Mông Cổ đã tung gót vó chiến chinh đởm lược khắp Á, Âu, đánh đâu thắng đó, nhưng ba lần tấn công xâm lược đều ba lần đại bại tại VN. Vậy mà, vẫn chưa đủ là bài học cho nước này !
[77] nt
[78] nt
[79] Thời Nhà Trần, nước ta thái bình, cực thịnh. Trong thì an cư lạc nghiệp, xây dựng quốc gia, tài bồi văn hóa, hòa hóa tam giáo đồng nguyên, thắm tô đạo đức. Ngoài thì bang giao tương nhượng bình đẳng, nhưng nếu cần, cũng không ngại thể hiện sức mãnh liệt bất khuất oai hùng biến thành trời long đất lở để dẹp tan quân xâm lược bạo tàn. Như Nguyên Mông ba lần đã chứng minh. Tuy nhiên, nhà Trần cũng nêu cao đức hiếu sinh, biết thương nước nhỏ và yếu hơn mình, giao hảo hiền hòa, mà câu chuyện Huyền Trân công chúa là một cách ứng xử. Đứng bên ngoài, có thể có khen chê, nhưng chúng ta không phải là Nhân Tôn ! Dù ai dù oán, nhưng chúng ta không là Huyền Trân công chúa ! Riêng tôi, thầm nhớ câu ca dao thuở nào :
“Tiếc thay Cây Quế giữa rừng, Để cho “dây” mán “rễ” mường nó leo”
[80] 400 năm Lý – Trần vàng son, bao nhiêu sử sách mà còn thiếu còn thừa, huống chi chỉ mấy vầng thơ giản lược mà đề cập đến cả 400 năm lịch sử huy hoàng !
[81] Hồ Quý Ly, người Thanh Hóa, ép Vua Trần lên ngôi năm 1400, đổi tên nước Đại Ngu, dời đô vào Thanh Hóa, sau này còn gọi Tây Đô. Có tài nhưng thiếu thiên thời, nhân hòa. Một khi đã mất lòng dân thì không chóng thì chầy sẽ chuốc họa vào thân, và 3 cha con, vừa đỡ đòn bên trong, vừa chống trả bên ngoài, sau cùng bị bắt và bỏ thân bên Tàu. Cờ trong tay chỉ vung được 7 năm.
[82] như trên
[83] Con cháu Hậu Trần xuất hiện và chống đỡ 6 năm, nhưng cuộc cờ đã tàn, đành nhảy xuống biển tự tử. Hành động này cũng là khí phách Nhà Trần, thật đáng khen ! Nhà Trần trước sau làm Vua được 14 đời.
[84] Khi nước ta lâm biến thì Trung Hoa xuất hiện. Và nên nhớ họ lúc nào cũng lâm le nuốt trửng VN. Khi cường thịnh thì ra bộ bang giao, khi suy vi thì không ngại xâm thực, mà lòng dạ của họ đã đầy ắp tham vọng cống cao là “thiên tử” là “Trung Quốc, có nghĩa nước lớn ở giữa”
[85] Thời Nhà Trần, có Trần Hưng Đạo với Hịch Tướng Sĩ. Thời Nhà Lê, có Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo. Hưng Đạo giúp nhà Trần ba lần đại thắng Mông Cổ thì Nguyễn Trãi một lần giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Đó cũng là lẽ tự nhiên mà thôi. Và Lê Lợi mở ra triều Lê Sơ 100 năm, trải qua 10 đời.
[86] nt
[87] Nhớ Lê Lợi, lại nhớ Lê Lai. Và VN ta vốn đã có nhiều Lê Lai từ xưa tới nay để bừng sáng lên ai là vương mệnh, tướng mệnh để cầm cân nẩy mực. Xin mở một dấu ngoặc ở đây, 10 năm bị đàn áp tàn bạo, nhưng khi quân Minh thất trận
và qui phục, nước ta rơi lệ tiễn chân, còn cung cấp cả phương tiện nữa. Phải chăng nhờ ân đức cao dày mà tổ tiên ta đã đi trước thiên hạ nhiều thế kỷ về chính sách tù binh hàng binh !
[88] nt
[89] Câu chuyện Thị Lộ “chiếu gon” và danh thần quân sư Nguyễn Trãi bị ba đời tru di tam tộc, dù là lệnh nước và thân phận làm tôi, nhưng chúng ta vẫn cảm nhớ, thương tiếc cho Nguyễn Trãi và khóc thương cho cô gái Tây Hồ !!!
[90] Mạc Đăng Dung người Hải Dương tiếp nối Lê Sơ nhưng cơ nghiệp không thành, cho đất nước biến thành Nam – Bắc triều tang tóc hơn 50 năm. Từ Hậu Lê sản sanh Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài cả 200 năm, lấy Sông Gianh chia đôi và từ đó, cảnh nồi da xáo thịt cay nghiệt nhất, tang thương nhất, dai dẳng nhất trong lịch sử 5000 năm của Dân Tộc.
[91] Dù Nhà Mạc, rồi Vua Lê Chúa Trịnh Đàng Ngoài có làm được gì ? Nam triều rồi Chúa Nguyễn Đàng Trong có làm được gì ? Những thành công đó có đủ để trả lại 261 năm xương máu của dân tộc, và hàn gắn 261 năm dày nát non sông ???
[92] nt
[93] Khởi đầu giúp Nhà Hậu Lê, vì không thần phục Nhà Mạc, là cha vợ con rể Nguyễn Kim – Trịnh Kiểm. Từ giúp Vua giúp nước biến thành cha con, anh em, rồi kéo theo cả dòng họ, cả dân tộc, cả đất nước lâm vào cảnh nồi da bại hoại 261 năm. Yêu nước ư ? Quyền lực ư ? Danh vọng ư ? Còn chúng ta, sống ra sao đối với gia đình ? Đối với quê hương ? Đối với đất nước ?
[94] Chiến tranh là như thế. Tàn cuộc là đầu rơi, tay chân đứt lìa, thân thể nát tan mà hốt, mà xâu từng bó đem về mà chôn tập thể, vì không thể nhận diện !!!
[95] Đứng về mặt mở mang đất nước, Việt Nam chúng ta đến thời này đã kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì có lẽ hình thái quê hương đã ẩn trong chữ “S”, hai đầu bao la, chính giữa nhỏ lại, như Người Cha Việt Nam gánh cả giang sơn, như Người Mẹ Việt Nam gánh cả nước non, chứ đầu bên kia, nếu tiến xa hơn nữa về Phía Tây, hay xa hơn ra Phía Bắc, thì hình thể của nước Việt Nam đã khác !!!
[96] Trên quê hương Miền Trung VN còn nhiều ngọn Tháp điêu tàn, dù muốn dù không, nhất là đọc vài bài thơ của Chế Lan Viên, nghe vài tiếng hát của Chế Linh, hay nhìn một ít người đầu quấn khăn, thân quấn xà rông, về tính giang
sơn xin tạm gác lại, về tính tình tự, vẫn nghe một nỗi khắc khoải, u hoài !!!
[97] Lại thêm một vị Vua cầu cứu Bắc phương, bao bài học đã qua đâu cần nghĩ tới. Ông Vua này đã đưa đến một hậu quả, may nhờ có Quang Trung xuất hiện chứ không thì VN dễ gì thoát khỏi cái ách đã bị tròng lên ??? Nhưng rất tiếc, một cái ách xa hơn, lại từ Chúa Nguyễn mở đường cho họ mang về !!!
[98] Nhớ lại Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, con quốc đã 261 năm trường có còn nước miếng để kêu, có còn hơi để lên tiếng nữa không ? Không biết con quốc của Bà Huyện là con quốc nào ???
[99] 20 vạn quân Thanh ngã gục tại Đống Đa, tiếp tục truy quét, đang tiến tới một nửa Lưỡng Quảng thì tạm dừng chân. Nếu Quang Trung còn, chưa biết phía Bắc nước VN sẽ ở vị trí nào ?
[100] Nhà Nguyễn Tây Sơn kéo dài 24 năm, tuy có ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ, nhưng nếu không có người ở giữa thì hai người kia chưa chắc làm nên chuyện lớn, mà lịch sử để lại đã đủ chứng minh.
[101] 20 vạn quân Thanh ngã gục tại Đống Đa, tiếp tục truy quét, đang tiến tới một nửa Lưỡng Quảng thì tạm dừng chân. Nếu Quang Trung còn, chưa biết phía Bắc nước VN sẽ ở vị trí nào ?
[102] Thừa thắng Đống Đa năm 1788, đang tiến tới nửa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, tạm cho nghỉ quân. Quang Trung Hoàng Đế lo chỉnh trang đất nước, về kinh đô Phú Xuân để vừa giữ Bắc phòng Nam. Vua Càn Long vừa muốn kết giao hai nước, vừa mến tài đảm lược nên đã bằng lòng gả một công chúa do Quang Trung chọn lựa, để tạo mối thâm tình, và giao Lưỡng Quảng cho Quang Trung cai quản. Chẳng may tuổi mới 40 đã băng hà, đất hai Quảng chỉ còn là câu chuyện. Và nếu Quang Trung còn thì VN sau đó chưa biết sẽ ra sao ?
[103] nt
[104] nt
[105] Ai có tưởng Quang Trung thì truy niệm, chứ nấm mộ còn đâu mà khói mà hương !!! Có trách là trách Nguyễn Ánh khi lên ngôi, vì mối thù bôn tẩu, đã quật mồ Quang Trung rồi ném xuống biển. Tấm lòng một vị vua mà như vậy, thật đáng tiếc !
[106] Quang Trung băng hà năm 1792, vậy mà mãi đến 10 năm sau, Chúa Nguyễn Ánh mới thống nhất được nước nhà vào năm 1802.
[107] Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, đặt quốc hiệu Việt Nam, kinh đô tại Huế, đây là triều đại Vua Chúa cuối cùng của nước VN, kéo dài đến năm 1945. * Nhà Nguyễn gần gũi tới thời cận đại của đầu nửa thế kỷ 20, nhiều âm vang thời này vẫn còn. Hơn nữa, triều Nguyễn Gia Long còn để lại khá nhiều tàn tích cho VN, Huế cố đô còn đó, tên nước Việt Nam đang dùng, chữ nước Việt Nam đang gọi, làm sao không nhớ không thương và làm sao quên được !!!
[108] nt
[109] Bảo Đại, vị vua cuối cùng của VN mất tại Pháp mới đây, với 50 năm lưu vong. Chợt lại nhớ Vua Hàm Nghi, Duy Tân, vì yêu nước phải mất tận Phi Châu trong cuộc sống lưu đày. Để em có nghe “Con đường Duy Tân, cây mát bóng mát,...” ?
[110] nt
[111] Đi đường Phan Thanh Giản, Trương Minh Giảng tại Sài Gòn, hay trên những phố thị đó đây. Một vị là Trấn Tây Thành tức Cam Bốt bây giờ, bị bịnh mất tại An Giang, một vị tuẫn tiết bỡi Nam Kỳ Lục Tỉnh thất thủ. Ai còn nhớ không ?
[112] Tên nước Việt Nam được đặt vào năm 1804, sau 2 năm Gia Long lên ngôi, và chữ Việt trở thành chữ quốc ngữ VN ngày nay, cho dù Bá Đa Lộc là vị khai tổ, nhưng cũng có phần của Triều Nguyễn vậy !
[113] Tên nước Việt Nam được đặt vào năm 1804, sau 2 năm Gia Long lên ngôi, và chữ Việt trở thành chữ quốc ngữ VN ngày nay, cho dù Bá Đa Lộc là vị khai tổ, nhưng cũng có phần của Triều Nguyễn vậy !
[114] Trước khi kết thúc Triều Nguyễn, xin nhắc lại :
a) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho câu sấm : “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” để báo trước dòng dõi Chúa Nguyễn về sau.
b) Chúa Nguyễn Hoàng nằm mơ có thấy một người đàn bà từ trên trời xuống báo mộng, nên xây một ngôi chùa tại địa điểm nầy thì tự thân mới an, cơ nghiệp mới thành. Nên ngôi chùa được trùng tu, sắc tứ, các Chúa Nguyễn và nhân gian có khi gọi là Linh Mụ, có khi là Thiên Mụ.
c) Bảo sanh viện Từ Dũ tại Sài Gòn được đặt tên Mẫu hậu của Vua Tự Đức và là Hoàng thái hậu Vua Hàm Nghi. Khi Hàm Nghi bị Pháp bắt mới 16 tuổi, đày sang Phi Châu, rồi chết tại đó sau này, thì Bà Từ Dũ đưa các cung phi, cung tần, đàn bà ốm yếu, trẻ thơ về Kinh chăm sóc. Có lẽ từ đó, để tưởng nhớ tới bà, xem như một người mẹ bảo bọc cho những đứa con thơ, mà Bảo sanh viện được chọn tên Từ Dũ, mang danh của Bà. Và xin nhắc tới Bà Nam Phương, để nhớ tới một Hoàng hậu sau cùng của vua chúa Việt Nam
[115] Các nước Tây Phương bắt đầu tìm thị trường buôn bán, người của họ vốn theo đạo Ki Tô, nên cũng theo bước chân đó lan đi. Hễ nơi nào dễ bị khuất phục bỡi hào quang vật chất, để họ mở thị trường và người của họ tự do vừa truyền giáo
vừa ban bố phần nào vật chất, thì nơi đó sẽ mang cái ách nhẹ hơn. Hễ nơi nào cứng rắn, cấm cản, thì họ gào, họ la và trước sau gì cũng có chuyện.
Xanh : Tư Bản ; Đỏ : Cộng Sản ; Đen : Quân Phiệt ; Lam : nô lệ ; Trắng : đầu hàng ;
Vàng : Trung Lập nửa mùa ; Xám : Bản chất các thể chế.
* Bài này, sơ lược tính thực dân của những nước thực dân bắt đầu từ thế kỷ 15 trở đi cho tới hôm nay. Từ hình thái đó biến thành Thực dân, Tư Bản, Cộng Sản, Trung Lập, mà tất cả các quốc gia, tự cuốn vào không khối nầy thì khối kia, rồi chậm tiến, tiến bộ hay siêu cường. Lại rêu rao tự do, dân chủ, nhân quyền nhưng là những mỹ
từ mà kẻ mạnh lúc nào cũng hơn. Vì vậy, thế giới chưa yên được, nhân loại chưa yên được. Đạn bom ba khối đã đổ ra, trời còn long, đất còn lở, huống chi con người. Và tài nguyên để chạy đua vũ khí lo phòng, chống, đỡ, mà dừng lại được, để dùng vào mục tiêu nhân sinh, môi trường, . . . và hàn gắn lại những đổ vỡ thì cuộc sống con người sẽ an lành thay, trái đất sẽ an lành thay !!!
[116] Những doanh nhân và những nhà truyền giáo các nước Pháp, Bồ, Hòa Lan đã có mặt tại VN rất sớm, từ những thế kỷ 15 trở đi rồi.
[117] Nói nặng với kẻ mạnh đã mệt, mà máu của kẻ mạnh đã đổ ra, thiếu tinh tế, bén nhạy để nhìn tình hình, cái trục quay đang chuyển, nghiền những sức cản yếu đuối, lại còn hà khắc, bảo thủ, thì đương nhiên phải có chuyện. Và năm 1847 đời Thiệu Trị, năm 1857 đời Tự Đức, 2 lần súng nổ là 2 lần báo hiệu với khoảng cách 10 năm, cho biết đất nước ta đã được chấm điểm và chấm tọa độ rồi. Vậy mà để đến nhất quá tam là xong !!!
[118] nt
[119] Sau tiếng súng lần thứ 2 bắn vào cửa biển Đà Nẵng mà triều thần Tự Đức chưa bừng tỉnh. Hai năm sau 1859, Pháp chính thức tấn công xâm chiếm Vũng Tàu, Sài Gòn. Năm 1861 chiếm Định Tường. Mất 3 tỉnh miền Đông : Gia Định, Biên Hòa, Định Tường. Năm 1882, mất tiếp 3 tỉnh miền Tây : An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long. Phan Thanh Giảng đã tuẫn tiết vì mất Nam Kỳ Lục Tỉnh.
[120] Năm 1883, Pháp tấn công Miền Bắc, tấn công Hà Nội, Nguyễn Tri Phương bị thương, không chịu băng bó, không chịu ăn uống rồi chết. Hoàng Diệu tiếp tục chống cự nhưng chẳng bao lâu Hà Nội bị thất thủ. Ông đã treo cổ tự tử.
[121] Hòa ước Patenôtre 1884, nước ta bị Pháp thuộc hoàn toàn : Miền Nam tự trị, Miền Bắc thuộc địa, Miền Trung bảo hộ. Vua Hàm Nghi và các trung thần lập kế hoạch chống Pháp. Phong trào Cần Vương nổi lên, Hàm Nghi là linh hồn của
phong trào này. Năm 1888, nhà vua bị bắt. Khâm phục một vị Vua mới 16 tuổi đã nói : nước đã mất, nhà đã tan, thân tôi nào đáng gì, mấy ông làm gì thì làm. Vì không mua chuộc được, nên bị đày đi Algérie, thuộc địa của Pháp ở Phi Châu. Rồi chết tại đó.
[122] Vua Duy Tân, chưa đầy 16 tuổi đã nói : “Tay dơ lấy nước rửa, nước dơ lấy gì rửa ?”, lời nói của Nhà Vua có khác ! Ai mà không Cần Vương cho được ? Ai mà không Văn Thân cho được ? Vua bị bắt năm 1916, mới 16 tuổi, nhốt 10 ngày tại đồn Mang Cá, rồi đày đi Phi Châu, chết tại xứ người. Hai nhà vua Hàm Nghi, Duy Tân còn như thế, thành ra bao nhà cách mạng không lên đường sao được, dù bị tử trận, tù đày, xử tử cũng chỉ vì nước vì dân.
[123] nt
[124] nt
[125] Đông Kinh Nghĩa Thục được khai sinh năm 1904 bỡi nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, và kẻ đồng sàng Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền...
[126] Hoàng Hoa Thám, con hùm xám Yên Thế, khét tiếng những vùng đồi núi Bắc Việt với 26 năm trường dai dẳng đấu tranh, chết năm 1913.
[127] Khét tiếng Miền Nam có Nguyễn Trung Trực “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỉ thần”, Pháp phải dùng quỉ kế “bắt mẹ làm mồi", và Ông bị bắt, bị tử hình năm 1868.
[128] Nguyễn Thái Học, một sinh viên, 25 tuổi đã là lãnh tụ Quốc Dân Đảng, bị bắt cùng 12 chí sĩ bước lên đoạn đầu đài Yên Bái năm 1930, Thái Học vừa tròn 28 tuổi.
[129] Tức Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, hai chị em ruột, sinh tại Bắc Giang, nên cha mẹ đặt tên cô chị là Bắc, cô em là Giang. Phong trào Yên Bái thất bại, cô Bắc bị giam, tự tử trong tù trước khi đưa ra hành quyết. Cô Giang, một nữ đảng viên, hôn thê của Thái Học, cô chưa bị bắt, tính phá pháp trường, nhưng không được, cô nhìn tận mắt 13 anh hùng Yên Bái lên đoạn đầu đài, rồi cô tìm về Vĩnh Yên, quê quán cố nhân, thắp một nén hương truy niệm, và kết liễu đời mình, được 22 tuổi.
[130] Từng con đường thành phố của quê hương, nào Hùng Vương, Thái Tổ, Hưng Đạo, Quang Trung, Nào Trưng Vương, Bà Triệu, Cô Bắc, Cô Giang, . . . Anh có nghe ? Chị có nghe ? Em có nghe ? Tôi có nghe và ai có nghe ???
[131] Danh từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ là hình ảnh đau thương 100 Pháp thuộc, cái từ để phân chia, phân hóa, ngăn cách, và có thể hàm ý ai oán, hận thù. Đúng ra, nó đã bị tự diệt theo Pháp từ ngày biến khỏi VN, ta không nên dùng và không nên để nó tồn tạị. Bắc Nam Trung là địa dư, chứ đã là người VN thì đâu nên ám thị quá nặng người Bắc Kỳ, người Trung Kỳ, người Nam Kỳ cho Mẹ Việt Nam đau khổ !!!
[132] Thế giới chiến tranh đệ I : 1914-1918 ; Đệ II : 1939-1945 cùng thế kỷ 20.
[133] Khối trục Đức, Ý, Nhật chủ động và phát khởi chiến tranh thế giới đệ nhị. Nhật Bản chiếm toàn bộ Đông Dương, trong đó có Việt Nam từ năm 1940 đến năm 1945, thay thế Pháp. Khi đồng minh thắng Trục thì Nhật đầu hàng vô đìều kiện, quân Nhật đóng tại nước ta phải rút về
[134] Pháp, Nhật cùng cai trị VN và năm Ất Dậu 1945, gạo thóc biến mất, 2 triệu người Việt Nam phải bị chết đói, không căm thù nhưng ta không quên : Một Ba Lê, thủ đô ánh sáng, và một Đông Kinh, Thái dương Thần Nữ !!!
[135] nt
[136] Đệ II thế chiến kết thúc, những nước gọi là đồng minh đứng trong thế lưỡng cực, tự họ khoanh vùng, phân chia, chấm điểm cài răng lược khắp các quốc gia, mà những nước nhỏ, tự bị cuốn theo, và bị trùm lên cái mền được phủ sẵn. Mọi đỡ chống là chỉ để co để duỗi sao cho khỏi bị nắng táp ba đào, phải thế không ???
[137] Năm 1954, cái mền của Pháp đã hết hiệu nghiệm trên quê hương Việt Nam. Những 90 năm rồi 9 năm quay lại nữa. Đã trùm đã phủ rồi.
Trăm năm đô hộ còn gì ? Trăm năm đô hộ còn chi ?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét