Cụ già và ba người trai trẻ - Le vieillard et les trois jeunes hommes
Un octogénaire plantait.
« Passe encor de bâtir ; mais planter à cet âge ! »
Disaient trois jouvenceaux, enfants du voisinage ;
Assurément il radotait.
«Car, au nom des dieux, je vous prie,
Quel fruit de ce labeur pouvez-vous recueillir ?
Autant qu'un patriarche il vous faudrait vieillir.
A quoi bon charger votre vie
Des soins d'un avenir qui n'est pas fait pour vous ?
Ne songez désormais qu'à vos erreurs passées ;
Quittez le long espoir et les vastes pensées ;
Tout cela ne convient qu'à nous.
- Il ne convient pas à vous-même,
Repartit le vieillard. Tout établissement
Vient tard, et dure peu. La main des Parques blêmes
De vos jours et des miens se joue également.
Nos termes sont pareils par leur courte durée.
Qui de nous des clartés de la voûte azurée
Doit jouir le dernier ? Est-il aucun moment
Qui vous puisse assurer d'un second seulement ?
Mes arrière-neveux me devront cet ombrage
Eh bien! Défendez-vous au sage
De se donner des soins pour le plaisir d'autrui ?
Cela même est un fruit que je goûte aujourd'hui
J'en puis jouir demain, et quelques jours encore ;
Je puis enfin compter l'aurore
Plus d'une fois sur vos tombeaux.»
Le vieillard eut raison l'un des trois jouvenceaux
Se noya dès le port, allant à l'Amérique ;
L'autre, afin de monter aux grandes dignités,
Dans les emplois de Mars servant la République,
Par un coup imprévu vit ses jours emportés ;
Le troisième tomba d'un arbre
Que lui-même il voulut enter;
Et pleurés du vieillard, il grava sur leur marbre
Ce que je viens de raconter.
(Dựa theo truyện của Abstemius)
Bản dịch : Nguyễn Văn Vĩnh
Cụ tám mươi đương trồng cây cối
Có ba chàng trẻ tuổi cười rằng:
- Làm nhà hoạ có nên chăng
Trồng cây thì thực lố lăng mất rồi
Khoan đã! cụ già ơi, con hỏi:
Quả ai ăn, cụ nói con hay?
Hoạ may Bành Tổ lên đây
Chứ như đại lão, phỏng ngày còn bao!
Làm chi thế công lao cho uổng
Thóc người ăn, cày ruộng hơi đâu!
Thôi thôi, cụ bấy tuổi đầu
Chi bằng ngồi khểnh vuốt râu ngắm đời
Hối những sự lầm sai thuở nhỏ
Còn ước xa đã có chúng tôi
Rằng:
- Con cũng quá buổi rồi
Phàm chưng muôn việc của người làm ra
Kiên nhẫn khó xong mà dễ hỏng
Cái chết đâu vẫn ngóng bên ngoài
Thọ là ai, yểu là ai?
Lão già, con trẻ vắn dài khác chi
Nào đã biết ai đi tới đó?
Bóng hào quang ai ngó sau cùng
Sớm còn tối mất lẽ chung
Vững chi cái mạng mà mong lâu dài
Bóng cây này dẫu ai nghỉ mát
Con cháu nhà có thoát đi đâu
Như già có chí lo sau
Cháu con ăn quả về lâu thiệt gì
Ngẫm cái sướng phúc di vạn đại
Ấy cũng là lão hái quả rồi
Quý hồ còn sống ít hồi
Một ngày là một được ngồi hưởng vui
Cũng có lẽ Trời xui hiểm hóc
Trên mồ bay Ác mọc lão nom
Cụ già khéo nói chính môm:
Một chàng qua bến ngã tòm xuống sông
Còn một chàng lập công với nước
Phải đầu tên mũi mác chết toi
Cậu ba nhân lúc thư rồi
Leo cây chiết giống sẩy rơi vỡ đầu
Cụ già nghĩ đến câu chuyện thế
Khắc phiến bia mà để bên mồ
Gọi là một tiếng Ô hô!
(Nguồn: Ngụ ngôn La Phông Ten/ NXB Văn học, 1996)
Bản dịch : Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện
Một ông già tám mươi tuổi chẵn
Trước cửa nhà ông vẫn trồng cây
Ba anh trai xóm thấy vầy
Bảo nhau: "Có lẽ cụ này đã điên
Cụ cất nhà ở liền có thể!
Nhưng trồng cây trái để ai ăn?
Họa là sống sánh cụ Bành
Mới hòng hy vọng trái lành cụ xơi
Nhọc sức cụ lo thời vị đáo
Vị đáo kia thực hão đâu cần
Nên ôn quá khứ lỗi lầm
Bỏ đi ý nghĩ viển vông xa vời
Tư tưởng ấy chúng tôi mới hợp"
Lão đáp liền: "Chẳng hợp bay đâu
Biết đâu chết trước chết sau
Đời người quá ngắn, khác nhau mấy mà?
Giờ đương sống biết là mình sống
Còn ngày mai tháng rộng khôn hay
Mai đây ai hưởng bóng cây?
Cũng là cháu chắt sau này của ta
Đừng nên cấm những nhà hiền đức
Ráng sức mình lưu phước người sau
Ý nghĩ "làm ích về lâu"
Đó là cái quả của bao công trồng
Ta còn sống, còn mong hưởng nữa
Sống hơn bay cũng chửa biết mà!"
Lời lão nói đúng không ngoa
Thanh niên một gã trong ba anh này
Qua Mỹ quốc không may chết đuối
Một anh thì định với danh cao
Đầu quân anh vội nhảy vào
Không may tử trận, danh nào đến tay
Còn anh nữa leo cây ghép nhánh
Rơi khỏi cành, chết cạnh gốc cây
Ông già khóc họ bao ngày
Bia đề chuyện ấy đến nay vẫn còn
(Nguồn: Ngụ ngôn La Fontaine, NXB Tân Văn, 1992)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét