Lợn, dê cái và cừu - Le cochon, la chèvre et le mouton
Une Chèvre, un Mouton, avec un Cochon gras,
Montés sur même char s'en allaient à la foire:
Leur divertissement ne les y portait pas;
On s'en allait les vendre, à ce que dit l'histoire:
Le Charton n'avait pas dessein
De les mener voir Tabarin,
Dom Pourceau criait en chemin
Comme s'il avait eu cent Bouchers à ses trousses.
C'était une clameur à rendre les gens sourds:
Les autres animaux, créatures plus douces,
Bonnes gens, s'étonnaient qu'il criât au secours;
Ils ne voyaient nul mal à craindre.
Le Charton dit au Porc: Qu'as-tu tant à te plaindre?
Tu nous étourdis tous, que ne te tiens-tu coi?
Ces deux personnes-ci plus honnêtes que toi,
Devraient t'apprendre à vivre, ou du moins à te taire.
Regarde ce Mouton; a-t-il dit un seul mot?
Il est sage. - Il est un sot,
Repartit le Cochon: s'il savait son affaire,
Il crierait comme moi, du haut de son gosier,
Et cette autre personne honnête
Crierait tout du haut de sa tête.
Ils pensent qu'on les veut seulement décharger,
La Chèvre de son lait, le Mouton de sa laine.
Je ne sais pas s'ils ont raison;
Mais quant à moi, qui ne suis bon
Qu'à manger, ma mort est certaine.
Adieu mon toit et ma maison.
Dom Pourceau raisonnait en subtil personnage:
Mais que lui servait-il? Quand le mal est certain,
La plainte ni la peur ne changent le destin;
Et le moins prévoyant est toujours le plus sage.
Bản dịch : Nguyễn Văn Vĩnh
Con Dê, con Cừu, con Lợn béo
Cùng một xe đương kéo qua đường
Chủ nào có phải vì thương
Đem ra chơi chợ coi phường leo dây
Hay là dắt đi đây đi đó
Để cho coi phường phố thị thành
Chẳng qua đem bán cho nhanh
Nó tham lời lãi chớ tình nghĩa chi
Lợn í éc một khi ỏm tỏi
Ngỡ trăm dao nó đuổi theo sau
Dê, Cừu chẳng rõ vì đâu
Mà kêu nhức óc váng đầu người ta
Hỏi: - Cớ chi mà la thế vậy?
Thử im mồm nằm đấy xem sao?
Chủ nhân nổi giận ào ào
Mắng Heo vô cớ kêu gào điếc tai
- Kìa bắt chước như hai gã nọ
Cứ ở yên phỏng có mất gì?
Con Cừu ngậm miệng lì lì
Khôn ngoan rất mực ai thì không yêu
Heo bèn đáp: - Lựa theo thằng ngốc
Tôi đây nào phải học chú Cừu
Ví chăng Cừu biết phận Cừu
Thì Cừu chắc hẳn lo ưu mấy lần
Còn Dê nọ an thân nằm đó
Cũng chẳng qua là họ ngu si
Hai thằng này ngỡ có khi
Gọt lông và sữa vắt đi là cùng
Có lẽ thế là xong phận họ
Còn tôi đây thân nọ đã đành
Chỉ đem nướng chả, nấu canh
Sống mà cái chết vẫn dành một bên
Cho nên phải khóc rên rầm rĩ
Ngẫm Heo ta thâm thúy lạ dường
Nhưng mà dẫu thét cùng đường
Chết đành vẫn chết ai thương đâu mà
Biết cam thân phận mới là
(Nguồn: Nguyễn Văn Vĩnh, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Cảo thơm, 1970)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét