Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðại Việt Sử Thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðại Việt Sử Thi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Ba Mươi

KHẢI ÐỊNH HOÀNG ÐẾ (1916- 1925)
BẢO ÐẠI HOÀNG ÐẾ (1925- 1945)
NGUYỄN THÁI HỌC VÀ VIỆT NAM QUỐC DÂN ÐẢNG

KHẢI ÐỊNH HOÀNG ÐẾ (1916- 1925)

Giặc Pháp đày Duy Tân hoàng đế
Ðưa Bửu Ðảo lên thế ngôi vua
Ðấy là Khải Ðịnh được cho
Vì ông thân Pháp, về hùa với Tây

Khi lên ngôi trên ba mươi tuổi
Vợ thì nhiều, lại nỗi... không con
Ưa dùng thuốc phiện là hơnà
Thân hình bạc nhược gầy còm thảm thương

Ngồi trên ngai dung nhan giống hệt
Theo nhà văn Somerset Maugham
Trông như pho tượng bằng đồng
Người không tình cảm, lạnh lùng vô tri

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Chín

TRẦN CAO VÂN VÀ VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

TRẦN CAO VÂN VÀ VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI

Có một người ở làng Tư Phú
Phủ Ðiện Bàn thuộc xứ Quảng Nam
Thấy quân Pháp quá tham tàn
Dấy binh tụ nghĩa vạch đường đánh Tây

Trần Cao Vân một tay uyên bác
Hệ tư tưởng rất được đời ưa
“Trung thiên Dịch Thuyết” bấy giờ
Gieo mầm Cách Mạng vào cho dân mình

Cùng Thái Phiên liên minh lập đảng
Qui tụ quân Cách mạng dưới tay
Việt Nam Quang Phục lập ngay
Vạch ra kế hoạch đánh Tây diệt thù

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Tám

THÀNH THÁI HOÀNG ÐẾ ( 1889- 1907)
ÐỀ THÁM - NGHĨA QUÂN YÊN THẾ
DUY TÂN HOÀNG ÐẾ (1907- 1916)

THÀNH THÁI HOÀNG ÐẾ ( 1889- 1907)

Năm Mậu Tý(1888) dễ bề cai trị
Cơ Mật theo chỉ thị Tòa Khâm
Văn Cương cố ý dịch lầm
Phong cho hoàng tử Bảo Lân nắm quyền

Lễ đăng quan đầu năm Tân Sửu(1889)
Hiệu Thành Thái : hòang tử Bảo Lân
Hoàng bào đai ngọc tân quân
Duyệt qua sứ bộ, quần thần hai bên

Viện Cơ Mật nắm quyền quốc sự
Nhưng thực ra trú sứ của Tây
Nắm quyền quyết định trong tay
Viện kia là chỉ để bày cho vui

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Bảy

ÐỒNG KHÁNH HOÀNG ÐẾ (1885- 1888)

Ở kinh đô , Thọ Xuân nhiếp chính
Nguyễn Hữu Ðộ thân tín bên tay
Sau, mời Ưng Ky lên thay
Tân vương hội kiến định ngày tấn phong(19/9/1885)

Hiệu Ðồng Khánh, Chánh Mông hoàng tử
Là anh vua Kiến Phúc, Hàm Nghi
Thực quyền do Tướng Courcy
Toàn quyền, Khâm sứ chỉ huy xứ này

Viện ngân sách từ nay trong nước
Kể từ đây phụ thuộc người ta
Quỹ lương, bổng lộc phải qua
Lệnh bên Khâm sứ chi ra để dùng

Vua Ðồng Khánh hết lòng với Pháp
Nguyễn Hữu Ðộ cùng các tay chân
Triều đình việc nước lần lần
Rơi vào tay lũ gian thần theo Tây

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Sáu

THÀNH LẬP LIÊN BANG ÐÔNG DƯƠNG
HÀM NGHI HOÀNG ÐẾ ( 1884-1888)
KINH ÐÔ THẤT THỦ
VUA HÀM NGHI LINH HỒN KHÁNG CHIẾN

THÀNH LẬP LIÊN BANG ÐÔNG DƯƠNG

Pháp muốn chia Ðông Dương từng mảnh
Việc đầu tiên là đến Trung Hoa
Thiên Tân ký kết nghị hòa(1884)
Bắt tay Trung Quốc, buộc ta hết đường

Rồi quay sang Cao Miên dụ dỗ
Bảo nước này nên phải nghe theo
Ðông Dương liên kết lợi nhiều
Pháp quốc bảo trợ nên vào liên bang

Norodom nghe Tây bày chước
Ký vào tờ hiệp ước Kim Biên(1884)
Từ đây đất nước Cao Miên
Do tay người Pháp nắm quyền quốc gia

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Lăm

PHÁP CHIẾM HÀ NỘI LẦN II (1882)
DỤC ÐỨC HOÀNG ÐẾ (1883)
HIỆP HÒA HOÀNG ÐẾ ( 1883)
PHÁP CHIẾM CỬA THUẬN AN
HÒA ƯỚC QUÝ MÙI (1883)
KIẾN PHÚC HOÀNG ÐẾ (1884)
HÒA ƯỚC GIÁP THÂN (1884)

PHÁP CHIẾM HÀ NỘI LẦN II ( 1882)

Lúc Rheinart sang thay Philastre
Nhất là khi nội các của Tây
Lại bầu thủ tướng khác thay
Chính sách cai trị đổi ngay tức thì

Pháp muốn chiếm Bắc Kì lần nữa
Một nguồn tin báo của nước Anh(1882)
Vua ta nghe được phong thanh
Rằng chính phủ Pháp động binh năm rồi

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Bốn

CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NGHĨA QUÂN MIỀN NAM
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ BIẾN CỐ Ở BẮC KỲ
PHÁP CHIẾM THÀNH HÀ NỘI (1873)
FRANCIS GARNIER TỬ THƯƠNG
SỰ THAY ÐỔI TRONG VIỆC BANG GIAO VỚI PHÁP HÒA ƯỚC GIÁP TUẤT 1874

CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NGHĨA QUÂN MIỀN NAM

Cả miền Nam sục sôi máu lửa
Dân căm hờn cháy cả tâm can
Cùng nhau đánh đuổi thực dân
Tầm vong giáo mác tòng quân lên đường

Ðất Gò Công có Trương Công Ðịnh
Cù lao Rồng nức tiếng Thủ Khoa
Phạm Liên dũng lược tài ba
Lại thêm Trương Huế theo cha diệt thù

Thủ khoa Huân cầm đầu kháng chiến
Người Ðịnh Tường , nổi tiếng khắp nơi
Ra tay đánh Pháp tơi bời
Bị đưa an trí bên trời Phi Châu

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Ba

PHÁP CHIẾM GIA ÐỊNH (1859)
PHÁP TẤN CÔNG ÐỒN KỲ HÒA THANH TOÁN ÐỊNH TƯỜNG LẤY TRỌN BA TỈNH MIỀN ÐÔNG (Biên Hòa , Gia Ðịnh , Ðịnh Tường)
NAM KỲ KHÁNG CHIẾN
HÒA ƯỚC NHÂM TUẤT (1862)
PHÁP CHIẾM BA TỈNH MIỀN TÂY
MIỀN NAM DƯỚI THỜI THUỘC ÐỊA

PHÁP CHIẾM GIA ÐỊNH (1859)

Năm Kỷ Mùi bỏ vây Ðà Nẳng(1859)
Giặc theo đường kéo thẳng vào Nam
Hành quân đánh thốc Phiên An
Sài Gòn, Gia Ðịnh chúng bàn lấy luôn

Người chỉ huy là quan hộ đốc
Thấy thế giặc mỗi lúc một đông
Rút vào tử thủ bên trong
Dần dần cô thế tử vong trong thành

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Hai

THIỆU TRỊ HOÀNG ÐẾ ( 1841- 1847)
TỰ ÐỨC HOÀNG ÐẾ (1847- 1885) 
PHÁP ÐÁNH ÐÀ NẲNG (1858)

THIỆU TRỊ HOÀNG ÐẾ ( 1841- 1847)

Năm canh Tý (1840) khi ngài tạ thế
Cho đòi Trương Ðăng Quế vào cung
Rước hoàng thái tử Miên Tông
Chiếu theo di mệnh tấn phong ngôi trời

Vua lúc đó tuổi vừa băm bốn
Người thông minh tính vốn ôn hòa
Văn chương đáng bậc tài hoa
Siêng năng lo việc quốc gia suốt ngày

Oạng là con thứ hai Minh Mạng
Nối ngôi cha cáng đáng việc triều
Dưới tay quan chức cũng nhiều
Trung thành giúp rập mọi điều tận trung

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi Mốt

MINH MẠNG HOÀNG ÐẾ (1820- 1841)

Thái tử Ðởm lên cầm nghiệp đế (1820)
Năm Canh Thìn (1820) kế tiếp lên ngai
Ðại Nam quốc hiệu đổi ngay
Triều tên Minh Mạng từ nay bắt đầu

Vua thiết triều trước sau xét việc
Vốn là người đoán quyết thông minh
Châu phê ghi chú rất tinh
Tính tình ham học sử kinh luận đàm

Vua là người quan tâm thi cử
Cho dựng nền Quốc Tử Giám ngay
Chiếu ban tuyển chọn tài hay
Thi Ðình, thi Hội định ngày mở ra

Nay truyền ra ba năm một khóa
Ở Gia Ðịnh cho mỡ trường công
Ðặt quan đốc học để cùng
Khuyến dân học tập ở vùng Trấn biên

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Hai Mươi

GIA LONG HOÀNG ÐẾ ( 1802- 1820)

Năm Kỷ Mùi(1791) Adran lâm nạn
Vua bèn phong tước nhận Quận Công
Mộ phần nằm ở bên hông
Cửa thành Gia Ðịnh tượng đồng ghi ân

Nguyễn Quang Toản bất thần đột kích(1801)
Ba vạn binh chí quyết trả thù
Theo sông Nhật Lệ tiến vô
Liên minh với bọn tàu Ô phá thành

Bọn hải tạc tung hoành cướp bóc
Nên trong dân có khúc hát ngâm :
“Lạy trời cho chóng gió nồm
Ðể cho chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra”

Ðúng vào lúc người ta oán hận
Bọn cầm quyền tán tận lương tâm
Tàu Ô đi kết làm thân
Làm cho ngao ngán lòng dân bấy giờ

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Chín

CẢNH THỊNH HOÀNG ÐẾ (1792- 1802)

Nguyễn Quang Toản mới vừa mười tám
Thế ngôi cha vào buổi đầu thu
Hiệu là Cảnh Thịnh bấy giờ
Phong Tuyên vào chức Thái sư giúp mình

Từ trong thành cũng như ngoài nội
Bọn quan thần cứ mãi tranh nhau
Triều đình vua lại phó giao
Vào tay kẻ xấu sàm tâu người hiền

Năm Quý Sửu(1793)Phú Yên bị chiếm
Quân Nguyễn Ánh uy hiếp Quy Nhơn
Nhạc xin cầu viện Phú Xuân
Toản cho Văn Sở đem quân cứu thành

Quân Tây Sơn đại binh vừa đến
Lượng thế mình, chúa Nguyễn rút lui
Mặc Ngô Văn Sở ra tay
Thư binh đồ giáp cho người kiểm kê

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Tám

QUANG TRUNG HOÀNG ÐẾ (1788- 1892)

Năm Mậu Thân(1788) lúc gần tháng Chạp
Quân nhà Thanh ồ ạt kéo sang
Quân hăm chín vạn lên đường
Tổng đốc Lưỡng Quảng giử phần tiên phong

Nhiệm bèn cùng với Ngô Văn Sở
Ngầm điều quân đến ở Trường Yên
Rồi sai cấp báo ngay liền
Về cho Nguyễn Huệ biết tin tức thời

Vào trưa ngày hăm lăm tháng chạp
Vua Quang Trung truyền khắp mọi nơi
Rằng :”Giặc Thanh nó tới rồi
Tập tung lực luợng bên ngoài Nam quan”

QUANG TRUNG HOÀNG ÐẾ (1788- 1892)

Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ
Cáo đất trời xin để lên ngôi
Quang Trung hiệu triệu mấy lời
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Bảy

TRUNG ƯƠNG HÒANG ÐẾ (1778 - 1793)
TRỊNH CÁN (1782)
TRỊNH TÔNG (1782-1786)
LÊ CHIÊU THỐNG HOÀNG ÐẾ (1787- 1789)
TRỊNH BỒNG (1786- 1787)

Năm Ðinh Dậu (1777) chiếm xong Gia Ðịnh
Nguyễn Huệ liền tiến đánh Vĩnh Long
Long Xuyên cứ điểm cuối cùng
Của quân chúa Nguyễn lọt vòng bao vây

Nguyễn Phúc Dương tới nơi Ba Vược
Bị Nguyễn Huệ bắt được giết đi
Ðàng Trong đến lúc suy vi
Phúc Thuần biết được khó bề thoát thân

Nguyễn Phúc Ánh đem quân trốn thoát
Từ Thổ Châu vào đất An Giang
Hội quân sửa soạn binh lương
Long Hồ tái chiếm, Lật Giang đợi thời

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Sáu

TRỊNH CƯƠNG (1709- 1729 )
LÊ DUY PHƯỜNG HOÀNG ÐẾ (1729- 1732)
NGUYỄN PHÚC CHÚ (1725-1738)
TRỊNH GIANG (1729- 1740 )
LÊ THUẦN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1732- 1735)
LÊ Ý TÔNG HOÀNG ÐẾ (1753- 1740)
TRỊNH DOANH (1740- 1767)
LÊ HIỄN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1740- 1786)
NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1738- 1756)
TRỊNH SÂM ( 1767- 1782)
NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765- 1777)

TRỊNH CƯƠNG (1709- 1729 )

Năm Kỷ Sửu (1709) theo vâng lệnh chúa
Lấy Trịnh Cương,chắt của Khang vương
Lên ngôi nối dõi tông đường
Nắm quyền phủ chúa đảm đương việc triều

Phép thuế theo Tô Dung Ðiện học
Luật thuế này Trung quốc đem sang
Ngõ hầu hạn chế thuế quan
Hiện không thích hợp mà đang được dùng

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Lăm

LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1619- 1643, 1649- 1662)
TRỊNH TRÁNG (1623- 1652)
NGUYỄN PHÚC LAN (1635- 1648)
NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
LÊ CHÂN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1643- 1649)
LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1649- 1662)
NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
TRỊNH TẠC (1657 - 1682)
LÊ HUYỀN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1663- 1671)
LÊ GIA TÔNG HOÀNG ÐẾ (1672- 1675)
LÊ HY TÔNG HOÀNG ÐẾ (1676- 1704)
TRỊNH CĂN (1682- 1709)
NGUYỄN PHÚC TRĂN (1687- 1691)
NGUYỄN PHÚC CHU (1691- 1725)
LÊ DỤ TÔNG HOÀNG ÐẾ (1705- 1728)

Năm Kỹ Mùi (1619) vào đầu mùa hạ
Vua Lê sai thủ xạ giết Vương
Chẳn may đạn chỉ xẹt ngang
Trịnh Tùng rất giận căm gan bấy giờ

Sau biến cố bức vua thắt cổ
Giam Trịnh Xuân nội phủ tức thì
Ðưa ngay thái tử Duy Kỳ
Lên ngôi cửu ngũ trị vì thay cha

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Bốn

LÊ TRUNG TÔNG HOÀNG ÐẾ (1548- 1556)
LÊ ANH TÔNG HOÀNG ÐẾ (1556 - 1573)
TRỊNH KIỂM (1545- 1570)
NGUYỄN HOÀNG (1558 - 1613)
MẠC MẬU HỢP (1562- 1592)
TRỊNH TÙNG (1570- 1623)
LÊ THẾ TÔNG HOÀNG ÐẾ (1573- 1599 )
LÊ KÍNH TÔNG HOÀNG ÐẾ (1600- 1619)
NGUYỄN PHÚC NGUYÊN (1613- 1635)

LÊ TRUNG TÔNG HOÀNG ÐẾ (1548- 1556)

Thái tử Huyên sau khi cha chết
Ðược đưa lên kế nghiệp tiên vương
Năm Mậu Thân (1548) lể đăng quang
Giửa triều ngự thị lo toan nước nhà

Việc Nam Triều phải qua Trịnh Kiểm
Vua giao cho xét tuyển nhân tài
Tính trù mưu lược lựa thời
Trung hưng đế chế trong ngoài vỗ yên

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Ba

LÊ HIẾN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1497- 1504)
LÊ TÚC TÔNG HOÀNG ÐẾ (1504)
LÊ UY MỤC HOÀNG ÐẾ (1504- 1510)
LÊ TƯƠNG DỰC HOÀNG ÐẾ (1510- 1516)
LÊ CHIÊU TÔNG HOÀNG ÐẾ (1516- 1522)
LÊ CUNG HOÀNG HOÀNG ÐẾ (1522- 1527)
MẠC ÐĂNG DUNG (1527- 1529)
MẠC ÐĂNG DOANH (1529- 1540)
LÊ TRANG TÔNG HOÀNG ÐẾ (1533- 1548)
MẠC PHÚC NGUYÊN (1546- 1561)

Trước khi băng vào năm Ðinh Tỵ (1497)
Giữa triều đình chiếu chỉ truyền ngôi
Lựa trong mười bốn con trai
Hai mươi con gái chọn người lên thay

LÊ HIẾN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1497- 1504)

Thái tử Huy lên ngôi hoàng đế (1497)
Là một nguời thông duệ anh minh
Việc quan cho chí việc binh
Thân hành khảo xét, tự mình duyệt phê (1498)

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Hai

LÊ THÁI TÔNG HOÀNG ÐẾ (1433- 1442)
LÊ NHÂN TÔNG HOÀNG ÐẾ (1442- 1459)
LÊ NGHI DÂN HOÀNG ÐẾ (1459- 1460)
LÊ THÁNH TÔNG HOÀNG ÐẾ (1460- 1497)

LÊ THÁI TÔNG HOÀNG ÐẾ (1433- 1442)

Thái tử Long, được lên thế chỗ (1433)
Tôn cha là Thế Tổ nhà Lê
Thiệu Bình đổi lại niên ghi
Sai quan Nguyễn Trãi soạn bia, dựng đền

Lê Thái Tông chiêu hiền đãi sĩ
Chọn người tài chiếu chỉ tước phong
Tổ chức khảo hạch thật đông
Ngàn người thi đổ ở trong thời mình

Quốc Tử Giám về kinh để học
Còn bậc ba sách đọc huyện châu
Ðịnh ra ngạch thuế bãi dâu
Lập ra luật ruộng, đầm, ao rõ ràng

Ðại Việt Sử Thi - Quyển Mười Một

LÊ THÁI TỔ HOÀNG ÐẾ (1428- 1433)

Năm Giáp Ngọ đặt nguời cai trị (1414)
Một vùng đất Giao Chỉ bấy giờ
Ngọc ngà vơ vét đầy kho
Bắt dân xuống biển để mò ngọc trai

Giặc Minh lại ra tay tàn ác
Chiếm lấy ngay mỏ bạc mỏ vàng(1415)
Dân ta cơ cực cùng đường
Lâm vào thảm cảnh tang thương não nề

LÊ THÁI TỔ HOÀNG ÐẾ (1428- 1433)

Năm Mậu Tuất truyền đi các lộ(1418)
Rằng Lam Sơn Lê Lợi dấy binh
Muôn người nhất loạt tôn vinh
Ðưa làm chủ tướng “Diệt Minh” báo thù

ƠƯ dưới cờ, anh hùng hào kiệt
Cùng một lòng thề quyết đánh tan
Lũ quân xâm lược hung tàn
Giành nền độc lập giang sơn của mình